Ý nghĩa của Nhẫn Càn Long – Nhẫn Càn Long ngọc bích

Ý NGHĨA CỦA NHẪN CÀN LONG NGỌC BÍCH

Xưa kia, chỉ có bậc Đế vương quý tộc mới có thể sử dụng Nhẫn Càn Long – biểu tượng của sự hưng thịnh cho gia tộc hay cho triều đại.

Mang lại uy quyền cho người sử dụng. Lời nói, hành động trở nên mạnh mẽ, quyết liệt, khiến cho người đối diện bị chi phối.

Nhẫn Càn Long thường được đeo ngón cái,để thể hiện sự uy quyền

Chúng ta có thể thấy qua các bộ phim cổ trang của Trung Quốc, các vị vương tôn, quý tộc đều đeo một chiếc nhẫn càn long làm từ ngọc. Vật này là vật bất ly thân, thể hiện địa vị và phẩm hạnh của một chính nhân quân tử. Nhẫn ngọc thường được truyền từ đời này qua đời khác nên đôi khi nhẫn càn long là danh tiếng của cả một gia tộc.

Ngọc là một thú chơi xuất phát từ Trung Hoa, nên người Trung Quốc là bậc thầy về thú chơi Ngọc. Ngọc được biết đến và khai thác cách đây hơm 7000 năm trên thế giới và với văn hóa Trung Hoa cách đây khoảng 3000 năm.

Khổng Phu Tử đã nói “Ngọc Chi Mỹ, Hữu Như Quân Tử Chi Đức”, nghĩa là “Vẻ đẹp của Ngọc giống như cái Đức (phẩm hạnh) của người Quân Tử”.

Tại Trung Hoa, không có một loại đá quý nào mang ý nghĩa lớn hơn Ngọc bích. Nó xuất hiện trong thần thoại, tông giáo, triết học, tôn giao, văn hóa dân gian, đời sống xã hội và nghệ thuật. Văn hóa Trung Hoa cổ xem Ngọc bích như một tạo vật linh thiêng, tượng trưng cho sự thông thái và là báu vật của nhà vua.

Ngọc Bích được đánh giá cao theo các phẩm chất đặc biệt của nó như: tính cực kỳ bền theo thời gian (bền nhất trong các loại đá thiên nhiên), mầu sắc tươi sáng, sang trọng, quý phái, xanh tự nhiên đặc trưng và mang giá trị tâm linh – phong thủy đứng đầu.

Hứa Thận thời Đông Hán trong “Thuyết Văn Giải Tự” nói rằng:

“Ngọc là một thứ đá đẹp, có ngũ đức. Ôn nhuận, nhân từ một phương. Từ vẻ bóng bẩy bên ngoài có thể biết được bên trong, đại nghĩa một phương. Tiếng trong trẻo dễ chịu, vang rất xa, trí huệ một phương. Uốn mà không gãy, dũng khí một phương. Sắc bén mà không hại người, thánh khiết một phương”.

Ngọc được coi là biểu tượng cho sự trong trắng, mỹ hảo, thiện lương, cao quý, vinh hoa. Nho gia vô cùng tôn sùng ngọc, cho rằng ngọc có những phẩm chất quý giá, có thể sánh cùng người quân tử vậy.

Khổng Tử có nói:

Mỹ đức của các bậc quân tử từ xưa tới nay vẫn luôn được so sánh với ngọc, vì ngọc ấm áp, trơn bóng sâu lắng, được so sánh với chữ Nhân.

Sự toàn vẹn, rắn chắc của ngọc, chỉ có thể so với Trí huệ.

Ngọc có góc cạnh nhưng không làm tổn thương con người, được so sánh như lòng chính Nghĩa.

Ngọc sau khi gia công thành món đồ trang sức nghiêng mình, được so sánh với sự Lễ phép.

Gõ nhẹ vào ngọc ta sẽ nghe thấy thanh âm trong trẻo du dương, vang vọng đến cuối cùng lại cao vút và dừng lại, âm thanh này được so sánh với sự êm ái dịu dàng của Âm nhạc.

Ngọc vừa không muốn phô trương những ưu điểm, cũng không che dấu khuyết điểm, không vì chỉ nhìn vào khuyết điểm mà che mất đi ưu điểm, điều này được sánh với lòng Trung thành.

Vẻ rực rỡ lấp lánh trước sau như một của ngọc được ví với sự đáng tin cậy, chữ Tín cao quý của người quân tử.

Ẩn sâu bên trong ngọc bội có khí sắc như trắng như hồng, được ví như sự tương thông với tinh hoa của Trời.

RUBY STONE

?Địa chỉ: 70 Nhất Chi Mai, phường 13, quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

?Fage: http://m.me/ctgemstone

?Website: http://rubystone.com.vn

☎️Hotline: 0944 240 793 (Zalo/Fb)

Bình luận đã được đóng lại.

Facebook 08:00 - 21:00
Zalo 08:00 - 21:00
Gọi ngay
0944 240 793 08:00 - 21:00
Về đầu trang