Phật bản mệnh ngọc Cẩm thạch đen, KT 40mm, vàng 18k

Mã sản phẩm: RB96719

14,300,000 

Lưu ý: Giá sản phẩm này có thể thay đổi tùy thời điểm, phụ thuộc vào giá vàng

0944 240 793
Liên hệ để được tư vấn miễn phí

Theo tử vi Phương Đông thì số mệnh của mỗi người đều dựa trên quy luật Phong Thủy, Âm Dương, Ngũ Hành. Mỗi người tương ứng với một tuổi theo một con giáp cố định suốt đời. Mỗi một người sinh ra sẽ cầm tinh một con giáp khác nhau. Mỗi người tương xứng với một con giáp sẽ có 1 vị Phật Bản Mệnh riêng, phù hộ độ trì, mang lại bình an, sức khỏe cho mỗi người vì thế nếu muốn cầu bình an, may mắn, thành công thì nên đeo vòng hoặc mặt dây chuyền có hình vị phật độ mệnh cho con giáp của mình và làm việc tốt kết hợp cùng hướng tới vị phật bản mệnh để cầu phúc.

Theo tử vi Phương Đông thì số mệnh của mỗi người đều dựa trên quy luật Phong Thủy, Âm Dương, Ngũ Hành. Mỗi người tương ứng với một tuổi theo một con giáp cố định suốt đời. Mỗi một người sinh ra sẽ cầm tinh một con giáp khác nhau. Mỗi người tương xứng với một con giáp sẽ có 1 vị Phật Bản Mệnh riêng, phù hộ độ trì, mang lại bình an, sức khỏe cho mỗi người vì thế nếu muốn cầu bình an, may mắn, thành công thì nên đeo vòng hoặc mặt dây chuyền có hình vị phật độ mệnh cho con giáp của mình và làm việc tốt kết hợp cùng hướng tới vị phật bản mệnh để cầu phúc.

Phật Bản Mệnh Là Gì?

Phật bản mệnh (còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Phật hộ thân, Phật bản tôn hộ mệnh) là 8 vị Phật chủ tôn phù trợ cho 12 con giáp.

Vốn dĩ tên gọi Phật bản tôn hộ mệnh được ra đời mang ý nghĩa một vị Phật luôn bảo hộ, chở che (hộ) cho cuộc sống của chúng ta (mệnh). Dưới sự phù trợ của Phật bản mệnh, mỗi con người trên cõi trần thế sẽ luôn được bình an, may mắn và hạnh phúc.

Nguồn Gốc Của Phật Bản Mệnh 12 Con Giáp

8 vị phật bản mệnh 12 con giáp

Tương truyền rằng trong cuốn sách Phật học mang tên 法苑珠林 (tạm dịch Pháp Uyển Châu Lâm) có kể lại rằng “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển, có mười hai loài thú, được Bồ tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát dặn những loài thú này hoá thân vào linh hồn và bảo vệ các nhóm người khác nhau dựa vào năm tuổi – ứng với 12 con giáp”.

12 con giáp này được nhà Phật giao cho 8 vị Phật độ mệnh, mang tới lòng từ bi và chánh niệm của Phật giáo cho mỗi con giáp. Phật bản mệnh có tất cả 8 vị đó chính là:

Tuổi Tý – Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tuổi Sửu và Dần – Hư Không Tạng Bồ Tát

Tuổi Thìn và Tỵ – Phổ Hiền Bồ Tát

Tuổi Mão – Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Tuổi Ngọ – Đại Thế Chí Bồ Tát

Tuổi Dậu – Bất Động Minh Vương

Tuổi Mùi và Thân – Như Lai Đại Nhật

Tuổi Tuất và Hợi – Đức Phật A Di Đà

Tuổi Tý – Thiên Thủ Thiên Nhãn.

BỒ TÁT THIÊN THỦ THIÊN NHÃN – PHẬT BẢN MỆNH TUỔI TÝ

Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt công lực mạnh mẽ, có thể nhìn thấu, nghe thấu trăm ngàn lẽ ở đời, dùng huệ nhãn soi tỏ khắp bốn phương tám hướng để thấu đạt những khổ đau, bi phẫn của con người.

Qua hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chúng ta cũng có thể thấy được ý nghĩa Công Đức và Phước Đức của Bồ Tát Hạnh. Với tư tưởng giải thoát rốt ráo tuyệt đối của đạo Phật, nhận thức tâm lý con người ở thế gian thân, miệng, ý là nguyên nhân tạo những nghiệp thiện hay ác qua nhiều kiếp luân hồi, chỉ có tu hạnh bồ tát mới chuyển đổi được nhân quả.

Cho nên những tôn tượng bồ tát vẫn luôn luôn là đề tài thu hút một cách mãnh liệt các tín đồ Phật giáo. Hiểu theo chánh kiến một cách sáng suốt, thì tín ngưỡng dân gian chỉ nhằm mục đích giác ngộ thật tánh chân như bình dị tự nhiên và cốt tủy đạo Phật dạy: “Tu tâm chuyển ý hành bồ tát đạo”.

TRÍ TUỆ (CÔNG ĐỨC) CỦA BỒ TÁT

Trong những khóa lễ thường có phẩm trì chú Đại Bi: “Thiên Thủ Thiên Nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni…” là sự truyền đạt cho người tụng đọc cảm nhận đại trí lực, đại từ bi, vô quái ngại của vị Bồ Tát ngàn tay ngàn mắt. Các Bậc tu hành giác ngộ trong dân gian ngày xưa có lẽ cảm nhận được sự mầu nhiệm bất khả tư nghì nầy, khó nói hết được, nên các Ngài tạo tôn tượng bồ tát từ những tảng đá trong thiên nhiên. Đó là những phương pháp giáo hóa chúng sanh không bằng lời, mà bằng “Tâm”, thật sự bản chất của tảng đá không có sự linh thiêng nào cả.

Hình ảnh tôn tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn mỗi bàn tay đều có con mắt trí tuệ, trong tay cầm nhiều pháp khí dùng hàng phục ma chướng, những cánh tay cầm kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, vải lụa gấm vóc, hoa sen, bánh xe pháp, bình tịnh thủy, chày kim cang.. cũng tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống trên thế gian này.

Ý nghĩa tượng trưng vị bồ tát có đầy đủ năng lực khắc chế sự trói buộc của mọi cảnh trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), không khuất phục mọi quyền lực ngoại đạo tà giáo, tuyệt đối bình đẳng trong khi cứu độ chúng sanh, biểu trưng công đức và phước đức siêu việt. Mọi người sanh ra đều có sáu cơ quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Kinh sách gọi là lục căn.

Khi sống trên đời, con người tiếp xúc hàng ngày với cảnh trần. Mắt thấy sắc (các vật có hình tướng). Tai nghe tiếng (âm thinh, lời nói). Mũi ngửi mùi hương. Lưỡi nếm vị. Thân xúc chạm. Ý nghĩ duyên theo pháp trần. Kinh sách gọi chung sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là lục trần.

Trong cuộc sống hàng ngày, khi tiếp xúc với trần cảnh như vậy, tâm con người hay phê phán: đẹp hay xấu (mắt), dễ nghe hay khó nghe (tai), dễ ngửi hay khó ngửi (mũi), ngon hay dở (lưỡi), mịn màng hay thô nhám (thân), thương hay ghét (ý). Những sự phê phán trong tâm thức như vậy, kinh sách gọi chung là lục thức.

Người đời thường do lục căn dính mắc với lục trần sanh ra lục thức, và bắt đầu tạo nghiệp, thường là nghiệp chẳng lành. Người tu muốn phát sanh trí tuệ phải nhận rõ nguyên nhân bị cuốn vào sanh tử luân hồi là do sự dính mắc.

– Nếu mắt thấy sắc, tâm không phê phán đẹp xấu, khỏi bị trói buộc.

– Nếu tai nghe tiếng, tâm không phê phán, khỏi bị não phiền.

– Nếu mũi ngửi mùi, tâm không phê phán, khỏi bị bực mình.

– Nếu lưỡi nếm vị, tâm không phê phán, khỏi tạo nghiệp chướng.

– Nếu thân xúc chạm, tâm không phê phán, khỏi bị tham đắm.

– Nếu ý nhớ tưởng, tâm không phê phán, khỏi khởi sân hận, hay luyến tiếc, nhớ thương.

Tâm không phê phán nghĩa là không dính mắc, không nhiều chuyện, không chạy theo sự suy nghĩ sanh diệt, chứ không phải không nhận thức rõ đẹp xấu, đúng sai, ngon dở.

Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải có dạy:

“Tâm và cảnh không dính nhau là giải thoát”.

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn hiểu, vẫn biết tất cả các cảnh trên trần đời, nếu tâm không dính mắc, không tham đắm, thì không phiền não.  Không phiền não tức là giải thoát.

Hành Bồ Tát đạo là con đường nhập thế của người tu, 48 ngàn pháp môn diệt trừ phiền não tự thân và muôn ngàn phương cách đưa giáo lý đạo Phật giúp người cùng tu giải thoát. Con người trải qua trăm ngàn kiếp tái sanh luân hồi trong thập loại chúng sinh, tâm còn nhiều chánh tà lẫn lộn, tốt có, xấu cũng có.

Khi được thân người, thiện duyên kỳ ngộ với Phật Pháp, con người phát tâm tu muốn trở về Thật tánh chân như của mình, trước hết phải tẩy trừ nghiệp chướng sâu dầy nơi thân khẩu ý. Kinh sách dạy 48 ngàn pháp môn trừ sạch phiền não ma, phiền não chướng, chính là ngàn tay cầm pháp khí trừ ma, ngàn mắt trí tuệ sáng suốt xóa trừ vô minh.

Con đường cứu cánh của Bồ Tát là sự kiên định, ý chí bền vững để giác ngộ được khổ, không, vô ngã, vô thường trong Thật tánh của mỗi người. Để đạt được tâm thiền định và ý chí bền vững, cần áp dụng pháp tu quán Tứ Niệm Xứ, gồm có: thân, thọ, tâm, pháp.
Niệm thân: Quán thân bất tịnh. Biết rõ thân là bất tịnh, nhiều phiền lụy, không trau chuốt theo nhu cầu đòi hỏi của thân, tu thân đoan chính trang nghiêm, đơn giản.

Niệm thọ: Quán thọ thị khổ. Thọ nhận nhiều thì khổ nhiều. Không thọ vui buồn sướng khổ, không tham đắm quyền lợi vật chất, biết tri túc sống thanh bần, đạt được an lạc trong đời sống.

Niệm tâm: Quán tâm vô thường. Tâm con người nay thương mai ghét, nay tốt mai xấu. Hoặc ngược lại. Do đó, khi có hạnh phúc không vui quá, khi gặp khổ nạn không than trách. Không tự tôn, chẳng tự ti, thì tâm tự tại.

Niệm pháp: Quán pháp vô ngã. Mọi sự việc xảy ra trên đời đều do nhiều nguyên nhân, nguyên do, xa và gần, không có một nguyên nhân đơn độc gây ra sự việc, nên gọi là vô ngã. Thấy được, hiểu được như vậy, tâm không còn phiền não.

Chúng sanh lăn lộn đầu thai trong lục đạo sanh tử luân hồi do nhiều căn bịnh từ vô minh ngàn kiếp, gồm: tham ái, dục vọng, chấp thủ, đoạn kiến, thường kiến, ngã mạn. Sự chân thật của Thật Tánh là người tu theo con đường Đức Phật dạy, đạt được tâm thanh tịnh, đầy đủ trí tuệ, có thể chuyển phàm phu trở thành thánh nhân hay bồ tát.

Đức Phật Thích Ca chứng đắc tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh. Mắt trí tuệ của Ngài thấy được tam thiên đại thiên thế giới, thấy nhân quả trong nhiều đời nhiều kiếp, phá vô minh phiền não chấp ngã chấp pháp không còn sanh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi. Lục đạo là sáu cảnh giới luân hồi mà con người phải đầu thai chuyển kiếp, nếu chưa sạch hết nghiệp chướng, gồm: Thiên, nhơn, a tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.

Cõi Thiên: Sanh về cõi thiên, nơi cực lạc thế gian, hưởng phước báo thiện căn nhiều đời, được giàu sang, đủ ăn đủ mặc, có người hầu hạ, nhà cao cửa rộng, an lạc hạnh phúc.

Cõi Nhơn: Sanh vào cõi người, giàu có nghèo có, ưa thích làm việc phước thiện, cũng có khi tạo nghiệp bất thiện, hưởng phước báo và cũng chịu quả báo đau khổ, sanh, lão, bịnh tử.

Cõi A Tu La: Sanh vào nhà quyền quí, hưởng phước tốt của gia đình, có danh tiếng, có tiền của, tánh tình nóng nảy và kiêu mạn, thích bạo động, có trí thức đời và thông minh, không khéo dễ tạo nghiệp ác.

Cõi Địa Ngục: Sanh vào cõi đau khổ, vì nghiệp ác hại người sâu nặng, bị hành hạ tra tấn ngày đêm, sống không được chết không xong, đau khổ vô cùng.

Cõi Ngạ Quỉ: Sanh vào nơi bất tịnh, vì nghiệp bỏn sẻn, thường bị hãm hại, không chỗ dung thân, luôn đói khát, không có sức tự kiếm ăn, sống nhờ vào lòng tốt của mọi người.

Cõi Súc Sanh: Sanh vào nơi cầm thú, vì nghiệp sát quá nặng mà đọa vào cõi nầy, lúc nào cũng sợ bị giết, sống nơi ẩm thấp rừng sâu nước độc, mang lông đội sừng suốt kiếp.

Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ.

TỪ BI (PHƯỚC ĐỨC) CỦA BỒ TÁT

THIÊN THỦ THIÊN NHÃN

Xuất gia hay tại gia được các vị Tôn túc hay Sư phụ thường khuyến khích thọ bồ tát giới, vì đó là gieo căn lành cho người tu chuyển hóa phàm phu thành bồ tát. Nghĩa là nhiều đời nhiều kiếp, bằng trí tuệ sáng suốt, hạnh nguyện một vị Bồ Tát trong dân gian có thể cứu khổ cùng một lúc hàng trăm, hàng ngàn người, hoặc nhiều hơn nữa, mà không làm tổn hại bản thân hay một ai khác.

Những Bồ Tát  sống trong nhân gian có rất nhiều hình tướng, tùy cơ nghi xiển dương chánh pháp, hóa độ chúng sanh, diệt ác sanh thiện, cứu khổ ban vui.

Với tâm Bồ Tát con người có thể khuyên nhủ vấn đề nan giải trong gia đình, bức xúc trong tình cảm, nỗi tuyệt vọng bị áp bức, bất công, xung đột, tranh chấp. Thiền môn cũng là nơi người Phật tử trở về nương tựa, tịnh tu, gởi gắm niềm tin hy vọng và tìm được những phương pháp xoa dịu nỗi đau tâm linh, giải quyết đau khổ mà họ đang gánh chịu.

Uy đức thiện lành từ các vị chân tu thật học, phước trí trang nghiêm có biện tài thuyết phục nhân vật quyền thế, kêu gọi hòa bình, hòa giải chiến tranh. Đó là trí lực nhiệm mầu của Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn trong nhân gian, đã cứu được hàng ngàn, hàng vạn sanh linh trong biển lửa đao binh. Tâm nguyện của người tu hành:

Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.

*Trên cầu giác ngộ, dưới cứu dân gian.

Có rất nhiều người trên thế gian phát tâm từ thiện, vô úy thí, bố thí ngoại tài, nội tài vô điều kiện cho những mãnh đời bất hạnh, nghèo khổ, thiên tai, bịnh tật, phiền não sầu bi, gia đình tan vỡ.

Khi mới bắt đầu chỉ có một tấm lòng với hai tay đơn độc, cùng đôi mắt từ bi biểu lộ tình thương và cảm thông. Nhưng lòng từ bi của họ lâu dần lan rộng, cảm ứng tâm từ thiện đến những người xung quanh, thêm người, góp thêm một bàn tay, ngàn người tạo thành ngàn cánh tay, với tinh thần vô ngã vị tha tuyệt đối không danh không lợi.

Đó chính là những vị Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn trong nhân gian ở khắp mọi nơi.

Tóm lại, sức mạnh thiện căn của Phật Tâm Phật Tánh con người ở thế gian rất thâm sâu khó nói hết được. Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Tùng địa dũng xuất, Đức Phật ca ngợi đức độ và tin tưởng tuyệt đối, sự việc người phàm xuất thân cõi ta bà chuyển pháp luân, đầy đủ bi trí dũng, hành Bồ Tát đạo, tự tu, tự độ. Khi một người tu học Phật hiểu và hành trì giới, được định lực, có trí tuệ và từ bi, tinh thần rất mạnh mẽ cao thượng vô cùng, họ làm được những chuyện kỳ diệu nhiệm mầu không thể nghĩ bàn.

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn trong dân gian xả thân cứu độ mọi loài, hành đạo giúp đời có thật không phải là hoang tưởng và Bồ Tát cũng là tâm Phật, là “Thật Tánh” của những con người biết tu tâm dưỡng tánh, rốt ráo đoạn trừ ma chướng tự thân.

Đạo Phật không dựa vào cầu khẩn, mê tín, trông chờ sự cứu độ của Bồ Tát bên ngoài, mà dạy phải tự chuyển đổi nghiệp xấu nơi tâm, tự cứu và phát tâm thành bồ tát muốn cứu độ những người hữu duyên sống xung quanh.

Người có tâm bất thiện nhìn thấy oai lực hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên nhãn cảm giác sợ hãi kinh hoàng, tưởng tượng phép lạ, mơ ước kỳ nhân, chỉ biết cầu khẩn van lạy xin thật nhiều thứ. Một khi con người phước đức thiện tâm có tu, thì có cảm ứng sự dịu mát kính ngưỡng khó nghĩ bàn, tự phát nguyện tu giới hạnh và hành trì theo đức độ Bồ Tát. Tôn tượng các vị Bồ Tát thường được ngầm ý biểu trưng thuộc về tâm thức, muốn tán thán đức hạnh cao thượng của những người tu xuất thế gian có đủ Từ Bi và Trí Tuệ.

VĂN THÙ BỒ TÁT – PHẬT BẢN MỆNH TUỔI MÃO

Trong giới Bồ Tát của Phật giáo, Bồ Tát Văn Thù là Phật bản mệnh của người tuổi Mão, có địa vị hiển hách, uy danh lẫy lừng. Tên tiếng Phạn của ngài là Manjusri, dịch âm là Văn Thù Sư Lợi.

Tương truyền, ngài xuất thân trong gia tộc Bà La Môn, được sinh ra từ sườn phải của Mẫu Thân. Khi đản sinh ngài có nhiều thụy tướng, như: Tướng mạo trang nghiêm, có đủ 32 tướng tốt, sắc thân màu vàng tím lấp lánh. Vừa mới sinh ra đã biết nói, không lâu sau ngài xuất gia trở thành thị giả của Thế Tôn.

Giáo pháp của Phật Đà chủ yếu được chia thành hai dòng truyền thừa lớn: Phái Thâm Quán và phái Quảng Hành. Trong đó, phái Thâm Quán truyền thừa giáo pháp Bồ Tát Văn Thù đã kế thừa và phát dương.

Từ góc độ thành tựu, Bồ Tát Văn Thù đã sớm thành Phật. Phật hiệu của ngài là Phổ Biến Chiếu Như Lai, vì trợ duyên cho Phật Thích Ca Mâu Ni cứu độ chúng sinh ngài đã thị hiện dưới thân phận Bồ Tát. Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Văn Thù là Phật bản mệnh của người tuổi Mão.

Bồ Tát Văn Thù biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, đó là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Các bậc đại sư Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng đều lấy Bồ Tát Văn Thù làm Bản tôn tu trì. Như đại Luận sư Nguyệt Xứng và Đại sư Tông Khách Ba nổi tiếng về tư tưởng Trung quán đều coi Bồ Tát Văn Thù là Bản tôn tu trì. Phật giáo cho rằng, tu trì pháp môn của Bồ Tát Văn Thù có thể nhanh chóng đạt được sự gia trì, từ đó dễ dàng có được trí tuệ thế gian và xuất thế gian.

Ý nghĩa tên gọi & hình tượng Bồ Tát Văn Thù – Phật bản mệnh tuổi Mão

Bồ Tát Văn Thù theo cựu và theo tân dịch đều có 6 nghĩa khác nhau, như theo kinh Vô Lượng Thọ và kinh Niết Bàn dịch là “Diệu Đức”, còn kinh Vô Hành dịch là “Diệu Thủ”, kinh Quán Sát Tam Muội và kinh Đại Tịnh Pháp Môn dịch là “Phổ Thủ”, kinh A Mục Khiếp Phổ Siêu dịch là “Nhu Thủ”, kinh Vô Lượng Môn Triệt Mật và kinh Kim Cương An Lạc dịch là “Kính Thủ”. Trở lên 5 nghĩa theo cựu dịch, còn theo kinh Đại Nhựt dịch là “Diệu Kiết Tường”. Vì chữ Văn Thù hay Mạn Thù đều có nghĩa là “Diệu”, còn chữ Sư Lợi hay Thất Lợi có nghĩa là “Đức” tức có ý tốt đẹp trong nghĩa của chữ Kiết Tường.

Tóc trên đỉnh đầu ngài Bồ Tát Văn Thù kết thành 5 xoáy, biểu hiện trí tuệ sáng suốt như mặt trời chiếu sáng, tay cầm kiếm tượng trưng cho trí tuệ chiếu soi mọi chướng ngại phiền não. Bồ Tát Văn Thù ngồi trên lưng sư tử tượng trưng oai dũng, do đó chữ Văn Thù có nhiều nghĩa khác nhau và trong nhiều bộ kinh dịch theo một cách khác tuy đồng một Văn Thù. Ngài là vị Bồ Tát có trí tuệ bậc nhất, theo hầu cận như cánh tay trái của Phật tổ để duy trì ủng hộ Phật pháp.

Ý nghĩa hình tượng Bồ Tát Văn Thù ngồi trên lưng sư tử

Căn cứ vào sự luận giải của các vị cổ đức, có thể thấy rằng Bồ tát Văn Thù là đại diện cho trí tuệ siêu phàm hay trí, tuệ, tâm chứng. Trí là khả năng nhận thức các pháp, thấy được tính bình đẳng, chứng đắc thật tướng. Hơn nữa, tay cầm kiếm là tượng trưng cho trí tuệ vô cùng sắc bén.

Hình ảnh con sư tử là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Sư tử vốn là chúa sơn lâm, có sức mạnh vượt trội thống lĩnh tất cả các loài thú khác. Bởi vậy, lấy sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí huệ. Trí tuệ đó cũng là trí của Phật. Bồ Tát Văn Thù nhờ trí tuệ này nên có năng lực chuyển hóa những vô mình, phiền não, chấp ngã.

Theo như kinh Thủ Lăng Nghiêm, khi Ngài A Nan bị Ma Đăng Già, đức Phật đã sai Bồ tát Văn Thù đem thần chú đến để giải cứu. Ở đây, có thể thấy rằng tại sao đức Phật không sai các vị Bồ tát khác mà lại là Bồ Tát Văn Thù? Đơn giản là nhờ trí tuệ siêu việt của Bồ Tát Văn Thù mới có thể chuyển hóa được tất cả u mê của Ngài A Nan lúc bấy giờ.

Vị trí của Bồ Tát Văn Thù trong Phật giáo

Trong các ghi chép của kinh điển nhà Phật, Bồ Tát Văn Thù là thầy của vô số chư Phật quá khứ, đã từng dẫn dắt vô số người tu hành chứng được Phật quả. Trong Phóng bát kinh, Phật Đà cũng nói: “nay ta đắc đạo thành Phật, đều là nhờ ân đức của Bồ Tát Văn Thù! Vô số chư Phật quá khứ cũng đều là đệ tử của Văn Thù Sư Lợi, những Phật vị lai cũng nhờ vào uy lực của ngài mà đạt được, giống như những đứa trẻ trên thế gian có cha mẹ, Bồ Tát Văn Thù là cha mẹ trong đạo Phật của tất cả chúng sinh”.

Văn Thù Sư Lợi là một trong 4 vị Bồ Tát lớn, là vị Bồ Tát chỉ sau đức Phật. Bồ Tát Văn Thù được tôn lên làm “Biện tài đệ nhất”. Ngài ngồi trên con sư tử đang há miệng lớn, ngụ ý là “sư tử hống”, là sự ví von với thuyết pháp của Phật Đà.

Tịnh thổ của Bồ Tát Văn Thù – Phật bản mệnh tuổi Mão

Tinh thổ của Bồ Tát Văn Thù được ghi chép trong nhiều cuốn sách Phật giáo, trong đó có 3 đoạn tiêu biểu trong Hoa Nghiêm Kinh và Văn Thù Sư Lợi Pháp Bảo Tạng Đà La kinh như sau:

Chương thứ 12 Như Lai danh hiệu phẩm trong Hoa Nghiêm kinh ghi chép như sau: “Đi qua 10 nước Phật vô trần số thế giới ở phương Đông, có thế giới sắc Kim, Phật hiệu là Bất Động Trí. Thế giới đó có Bồ Tát Văn Thù, rồi hóa hiện toàn liên hoa tạng“.

Chương 29 Bồ Tát trụ xứ phẩm trong Hoa Nghiêm Kinh cũ nói: “Phía Đông Bắc có nơi ở của Bồ Tát, tên là Thanh Lương Sơn. Xưa kia các vị Bồ Tát thường ở đó, hiện nay có vị Bồ Tát hiệu là Văn Thù Sư Lợi cùng ở với 1000 Bồ Tát quyến thuộc, thường làm công việc thuyết pháp”.

Trong Văn Thù Sư Lợi Pháp Bảo Tạng Đà La kinh nói: “sau khi ta viên tịch, ở phía Đông Bắc của Chiêm Bộ Châu có đất nước tên là Đại Chấn Na, ở nước đó có núi tên là Ngũ Đỉnh, Văn Thù Sư Lợi đã tu hành ở đó”.

Ngày nay, Núi Ngũ Đài ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc chính là thánh địa của Bồ Tát Văn Thù. Mỗi năm có hàng trăm ngàn tăng tục từ Tây Tạng và khắp nơi trên thế giới đổ về kính lễ ngài. Thậm chí có những tín đồ kiền thành đã dành thời gian suốt mấy tháng đến mấy năm, dùng phương thức đi ba bước lạy một lạy, cho đến khi lên đến núi Ngũ Đài. Điều đó cho thấy địa vị quan trọng của ngài trong Phật giáo.

25 đại nguyện của Bồ Tát Văn Thù

Bồ Tát Văn Thù khi chưa thành đạo là thái tử thứ 3 của Vô Tránh Niệm vương, hiệu là Vương Chúng Thái tử. Được vua Vô Chánh Niệm khuyên bảo nên thái tử đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trong 3 tháng.

Khi đó, có quan đại thần trong triều là Bảo Hải, thấy vậy mới khuyên thái tử rằng: “nay điện hạ đã có lòng từ bi, làm phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì tất cả chúng sinh trên thế gian mà cầu đặng trí tuệ, đem công đức ấy hồi hướng về đọa Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì hơn là mong cầu những phước báu tầm thường”.

Vương Chúng Thái tử nghe vậy bèn chắp tay mà thưa với đức Phật rằng:

1. Bạch Đức Thế Tôn! Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ tát, đặng hóa đô chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.

2. Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, giữ gìn tâm Bồ đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn Lục độ.

3. Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết pháp trước tôi, và trong khi thuyết pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.

4. Tôi nguyện trong khi tu đạo Bồ tát đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra đời nào cũng tu theo đạo ấy cả.

5. Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo.  Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo.

6. Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyên hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi .

Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất: vàng, bạc, ngọc lưu li, pha lê, xà cừ, xích châu và mã não, mà xây đắp cho cao lên đến cõi Phạm Thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả.

Trong cõi ấy không có các món đất cát, buị bặm, chông gai, dơ dáy, và không có những sự cảm xúc, thô ác, và xấu xa, cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà.

Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ khôg phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cần phải ăn uống những đồ vật chất.

7. Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thanh văn và Duyên giác. Thảy đều là các bậc Bồ tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

8. Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

9. Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí; trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ tát, Thanh văn, và Duyên giác, sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài Ngạ quỉ đói khát đều dùng no đủ.  Còn phần chúng đẹp, tức là món ăn .

10. Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp Tam muội, gọi là “Bất khả tư nghị hạnh”. Có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả.  Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp các thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn.

11. Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ não, cũng không có những người phá hư giới luật.

12. Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lùng và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.  Các vì Bồ tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bông nở thì cho là ban ngày, lúc nào bông xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá và không lạnh quá.

13. Nếu có vị Bồ tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi đến cung trời Đâu suất , sau mới giáng sanh đến cõi ấy.

14. Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên hư không mà nhập diệt.

15. Trong lúc tôi nhập diệt thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm và các vị Bồ tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.

16. Thưa Đức Thế Tôn ! Tôi nguyên khi làm Bồ tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm những châu báu, những hình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của Chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả.

17. Tôi nguyện các vị Đẳng giác Bồ tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứ làm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu có vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh, thì tùy theo ý nguyện.

19. Thưa Đức Thế Tôn! Trong khi tôi tu đạo Bồ tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm mầu. Các vị Bồ tát phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát hạnh, mà đặng bự bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả .

20. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật, và nguyện ngồi khoanh chân trên tọa Kim cang ở dưới cây Bồ đề, trong giây lát chứng thành chánh giác.

21. Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa Phật và các vị Bồ tát, nhiều như số cát sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh, giảng dạy các phép nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe pháp rồi đều phát Bồ đề tâm, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí.

22. Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hãy in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên.

23. Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi,  người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không hơn thiếu món gì. Nếu các vị Bồ tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đều thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát Bồ đề tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo pháp tự nhiên hiểu biết đặng cả, không cần phải đợi tôi giải quyết nữa .

24. Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không kể xiết. Còn các vị Bồ tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.

25. Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ tát đủ tướng mạo Tỳ Khưu, người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.


HƯ KHÔNG TẠNG – PHẬT BẢN MỆNH TUỔI SỬU – DẦN

Bồ Tát Hư Không Tạng, tên tiếng Phạn là Akasagarbha, dịch âm là A Già Xả Bích Bà, còn được dịch là Hư Không Dựng, Hư Không Quang, là một trong bát đại Bồ Tát của Phật giáo.

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Sử và Dần, Hư Không Tạng Bồ Tát là Tam thế chư Phật đệ nhất phụ thần, công đức bao la phủ kín hư không, trí tuệ vô biên, lòng kiên trì và sức chịu khổ như kim cương.

Ý nghĩa Bồ Tát Hư Không Tạng

Trong chúng Bồ Tát, Bồ Tát Hư Không Tạng chủ về trí tuệ, công đức và tài phú. Bởi vì những yếu tố đó giống như hư không mênh mông vô biên, hơn nữa còn có thể thỏa mãn hết thảy nhu cầu, khiến cho chúng sinh đạt được lợi ích vô cùng, chính vì thế ngài có tên như vậy. Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Hư Không Tạng là Phật bản mệnh tuổi Sửu và Phật bản mệnh tuổi Dần.

Tên gọi khác: Hư Không Dựng, Hư Không Quang.

Tên tiếng Phạn: Akasagarbha.

Tâm chú: Nama àkàsa garbhàya om màli kamali mausi svàhà.

Kinh điển: Đại phương đẳng đại tập kinh.

Bồ Tát Hư Không Tạng che chở cho chúng sinh

Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ Tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị trí ở sau viện Trì minh. Sự biểu hiện ở viện này là từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự trân quý và kiêm đủ trí đức, lấy phúc đức làm căn bản. Bồ Tát Hư Không Tạng là một trong 16 vị Bản tôn của Mạn đà la Kim cương giới hiền kiếp. Theo những ghi chép trong kinh Phật, Bồ Tát Hư Không Tạng luôn luôn có sự từ bi thương xót với tất thảy chúng sinh, thường gia trì cho họ. Nếu người nào kiền thành, sau khi lễ bái 35 Phật quá khứ, hơn nữa lại xưng tán danh hiệu Đại Bi Bồ Tát Hư Không Tạng, ngài sẽ hiện thân để che chở cho họ. Trong dân gian cũng phổ biến tín ngưỡng Bồ Tát Hư Không Tạng, có thể tăng tiến phúc đức, trí tuệ, tiêu tai giải nạn. Ở Nhật Bản, Bồ Tát Hư Không Tạng còn được tín phụng hơn ở Việt Nam và Trung Quốc.

Bồ Tát Hư Không Tạng có hình tượng như nào

Trong Phật giáo Tạng truyền có nhiều hình tượng của Bồ Tát Hư Không Tạng, thân phận khác nhau có hình tượng khác nhau. Khi ngài được xem là chủ tôn của viện Hư Không Tạng, hình tượng như sau: Sắc thân có màu đỏ như thịt, đầu đội mũ ngũ phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái ngài đặt bên hông và cầm 1 cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý, ngồi kiết già trên bảo tọa hoa sen. Ngọc, kiếm mà ngài cầm biểu hiện cho hai pháp môn phúc đức và trí tuệ. Mật hiệu của ngài là Như Ý Kim Cương, hình Tam muội da là đao trí tuệ.

Khi được xem là Bồ Tát thị giả ở viện thích ca, hình tượng của ngài như sau: Tay trái nắm lại giơ lên, ngón giữa gập lại cầm phướn trắng; tay trái úp đặt trước rốn, cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc xanh lục. Ngài khoác thiên y, đứng trên bảo tọa hoa sen, đầu hơi nghiêng về bên trái. Mật hiệu là Vô Tận Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc xanh lục trên hoa sen.

Khi ngài được xem là một trong 16 vị bản tôn của Kim cương giới hiền kiếp thì ở vị trí thứ ba trong bốn vị Bản tôn ở phía Nam Mạn đà la bên ngoài viện. Khi đó ngài còn được gọi là Bồ Tát Kim Cương Tràng, Bồ Tát Bảo Tràng. Hình tượng của ngài như sau: Sắc thân màu trắng, tay trái nắm lại đặt ở bên hông; tay phải cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc. Mật hiệu là Phú Quý Kim Cương, Viên Mãn Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc Tam biện bảo châu. Thủ ấn là Kim cương phọc, tức hai ngón giữa làm hình trạng bảo bình, hai ngón cái duỗi thẳng.

BỒ TÁT PHỔ HIỀN – PHẬT BẢN MỆNH TUỔI THÌN – TỴ

Bồ Tát Phổ Hiền là Phật bản mệnh của người tuổi Thìn và tuổi Tỵ, tên tiếng Phạn là Samantabhadra hoặc là Vishvabhadra, dịch âm là Tam Mạn Đà Bồ Tát, còn được dịch là Biến Cát.

Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng cùng Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử thị giả Phật Thích Ca Mâu Ni

“Phổ” có nghĩa là tất thảy, ở khắp nơi, “Hiền” có nghĩa là tối diệu thiện. Phổ Hiền nghĩa là nguyện hạnh do tâm Bồ đề khởi lên được phổ chiếu khắp nơi, thuần nhất, diệu thiện. Điều đó ngụ ý rằng: Đem diệu nghĩa thuần thiện phổ cập đến tất thảy các nơi, đó là tâm nguyện và chức trách của Phổ Hiền.

Còn trong quyển 1 của Đại Nhật Kinh Sơ  có đề cập đến như sau: “Bồ Tát Phổ Hiền, Phổ nghĩa là trải khắp mọi nơi, Hiền là diệu thiện nhất. Ý nói Bồ Tát Phổ Hiền dựa hạnh nguyện phát ra từ tâm Bồ Đề và sự cân bằng của thân, khẩu, ý phổ khắp mọi nơi, diệu thiện thuần nhất, có đủ các đức, vì thế gọi là Phổ Hiền”.

Địa vị của Bồ Tát Phổ Hiền – Phật bản mệnh tuổi Thìn và tuổi Tỵ

Phật bản mệnh tuổi Thìn

Mặt dây chuyền Bồ Tát Phổ Hiền

Ngài được xem là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo (tứ đại Bồ Tát là Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Địa Tạng và Bồ Tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ Tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

Bồ Tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ Tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ Tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

Trong Phật giáo Tạng truyền, tạo tượng riêng lẻ của Bồ Tát Phổ Hiền thường được miêu tả như sau: Ngài cưỡi trên voi trắng có sáu ngà, tay trái để sát hông hoặc cầm chuông, tay phải cầm chùy kim cương, đầu đội mũ Ngũ Phật, thân khoác áo màu, hình tượng giống như đồng tử 16 tuổi. Đặc trưng tạo tượng của ngài là sức mạnh và sự vững chãi, cho nên thường được hình dung với sự tu hành dũng mãnh mà ôn hòa của Bồ Tát. Hơn nữa, tượng thường có màu trắng, tượng trưng cho tâm tính thanh tịnh, biểu thị ý nghĩa Bồ Tát lấy Lục độ để thâu nhiếp vạn hạnh, lấy sự sắc nhọn của ngà voi để phá hủy chướng ngại, không sợ oán địch.

Sự tích Bồ tát Phổ Hiền

Bồ Tát Phổ Hiền vốn là thái tử thứ tư của vua Vô Chánh Niệm, tên thật là Năng Đà Nô. Vua Vô Tránh Niệm hàng nguyên khuyên bảo nên Thái tử Năng Đà Nô mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sinh trong suốt 3 tháng liền. Khi đó, có quan đại thần trong triều tên là Bảo Hải, thấy vậy mới khuyên ngài rằng: “nay Điện Hạ đã có lòng, làm được nhiều công đức như thế, xin hãy thành tâm hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề mà cầu được thành Phật, chứ hơn là cầu những phước báu tầm thường trên cõi nhân gian, vì cõi ấy vẫn còn trong vòng luân hồi sinh tử”.

Thái tử Năng Đà Nô nghe vậy, bèn tới thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Thưa Bạch Đức Thế Tôn, tôi đã cúng dường Ngài và chúng sinh trong 3 tháng, nay tôi xin thành tâm hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa chúng sinh được thành Phật đạo, và cũng nguyện được cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những điều tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sinh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy”.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Thái tử Năng Đà Nô tâm nguyện như vậy, liền thọ ký rằng: “hay thay, người phát thệ nguyện lớn lao, muốn độ tất cả chúng sinh đều thành Phật đạo. Trong khi tu đạo Bồ Tát, dùng trí kim cang mà đập tan các núi phiền não của chúng sinh, vậy nên ta đặt hiệu cho người là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trải hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyền ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những điều tốt đẹp nghiêm trang của người đã cầu nguyện, tất thảy đều như ý”.

Khi đức Bảo Tạng Như Lai đã thọ ký cho thái tử rồi, bất chợt giữa hư không xuất hiện nhiều Thiên Tử ở các cõi trời mang theo đủ loại hoa thơm đẹp đến mà cúng dường và đồng thanh khen ngợi.

Thái tử Năng Đà Nô thưa với đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu những lời nguyện của tôi sau này được như lời người thọ ký, nay tôi kính lễ Ngài và Chư Phật mà xin làm sao khắp cõi thế gian có đủ thứ hương thơm, cho mùi hương lan tỏa trong khắp cõi, và mọi chúng sinh trên khắp cõi nhân gian đang mắc phải nghiệp báo gì, nếu người được mùi hương thơm ấy, thì đều được thoát khổ và lại hưởng sự an vui”.

Thái tử Năng Đà Nô thưa xong, còn đang cúi đầu lễ Phật, thì trên thế gian có mùi hương thơm lan tỏa khắp nơi, tràn vào các cõi. Lúc đó, mọi chúng sinh ngửi được mùi hương ấy, bỗng chốc yên vui, các phiền não hết thảy như được tiêu trừ. Thái tử nhờ Phật thọ ký như vậy, thân tâm vui mừng, bèn để lễ Phật rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết pháp.

Thái tử nhờ công đức vô cùng lớn lao đó mà sau khi mạng chung, sinh ra các thân khác và các đời khác, kiếp nào cũng nhớ lời thề nguyện mà dốc sức làm Phật sự và hóa độ chúng sinh, để cầu cho viên mãn những gì Ngài đã phát nguyện.

Bởi vì ngài có lòng tu hành như vậy nên đã thành Phật ở cõi Bất huyền và nay hóa thân vô số ở trong thế gian mà giáo hóa chúng sinh.

10 hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền

Phật bản mệnh của người tuổi Thìn và tuổi Tỵ là Bồ Tát Phổ Hiền có 10 đại nguyện, còn được gọi là Phổ Hiền nguyện hải, chỉ nguyện vọng của ngài như biển lớn. Trong đại hội Hoa Nghiêm được ngài diễn thuyết là:

Lễ kính chư Phật.

Khen ngợi Như Lai.

Tu hành và cúng dàng rộng rãi.

Sám hối nghiệp chướng.

Tùy hỷ công đức.

Thỉnh chuyển pháp luân.

Thỉnh Phật trụ thế.

Thường tu học Phật.

Thuận theo chúng sinh.

Hồi hướng phổ độ.

Trong văn hóa Việt Nam, Bồ Tát Phổ Hiền là Phật bản mệnh của người tuổi Thìn và tuổi Tỵ.

ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT – PHẬT BẢN MỆNH TUỔI NGỌ

Bồ Tát Đại Thế Chí là Phật bản mệnh của người tuổi Ngọ, tên tiếng Phạn là Mahastamaprapta, dịch ý là Đại Thế Chí hoặc Đại Tinh Tiến, gọi tắt là Bồ Tát Thế Chí. Bồ Tát Đại Thế Chí chủ yếu thuộc vào chúng Bồ Tát trong Tịnh Độ tông truyền thống của Phật giáo.

Ý nghĩa Bồ Tát Đại Thế Chí- Phật bản mệnh tuổi Ngọ

Theo ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ kinh, vị Bồ Tát này lấy ánh sáng trí tuệ phổ chiếu tất thảy, khiến cho chúng sinh rời xa ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô thượng. Vì khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như đang xảy ra một cơn địa chấn, cho nên mới gọi là Đại Thế Chí. Ngài cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm đều là thị giả của Phật A Di Đà ở thế giới cực lạc phương Tây. Cả ba Bản tôn được gọi chung là tam thánh phương Tây. Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho sự từ bi, Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng cho trí tuệ. Ngài cũng có vị trí đặc biệt trong Mật giáo. Mật hiệu của ngài là Trì Luân Kim Cương. Trong Phật giáo, Bồ Tát Đại Thế Chí thường xuyên được nhắc đến, cũng được sự sùng bái nhất định. Tuy vậy, sự ảnh hưởng của ngài rõ ràng không được như Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Đại Thế Chí là Phật bản mệnh của người tuổi Ngọ.

Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí – Phật bản mệnh tuổi Ngọ

Hình tượng của Bồ Tát Đại Thế Chí theo như ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ kinh: Thân lượng lớn bé của ngài cũng khác so với Bồ Tát Quán Thế Âm, toàn thân ngài tỏa ra một màu vàng tím sáng lấp lánh, có thể soi chiếu khắp quốc phổ thập phương, khiến cho chúng sinh hữu duyên được tận mắt nhìn thấy. Chỉ cần nhìn thấy được một tia sáng nhỏ nhoi phát ra từ lỗ chân lông của ngài, cũng như đã thấy được ánh sáng quang  minh tịnh diệu của chư Phật thập phương. Vì thế Bồ Tát Đại Thế Chí cũng được gọi là Bồ Tát Vô Lượng Quang. Thiên quan của Bồ Tát Đại Thế Chí có 500 bảo hoa, trên một bảo hoa lại có 500 bảo đài, trong mỗi bảo đài đều hiển hiện quốc độ tịnh diệu của chư Phật thập phương. Tóc của ngài búi lại giống như hoa sen đỏ, trên búi tóc có bảo bình, bên trong bảo bình chứa đầy ánh sáng trí tuệ. Ngài dùng ánh sáng đó để độ hóa tất thảy chúng sinh. Ngoài ra, các tướng khác của ngài cũng không có sự khác biệt lớn so với Bồ Tát Quán Thế Âm.

Sự tích Bồ Tát Đại Thế Chí

Bồ Tát Đại Thế Chí vốn là thái tử thứ 2 của vua Vô Chánh Niệm, tức là em của Thái tử Bất Huyền (Quan Âm Bồ Tát sau này), tên thật là Ni Ma. Giống như anh và vua cha, Thái tử Ni Ma được phụ vương Vô Chánh Niệm khuyên bảo, cúng dàng Phật Bảo Tạng và chúng sinh trong suốt 3 tháng.

Trong triều bấy giờ có quan đại thần tên là Bảo Hải, thấy vậy bèn khuyên nhủ Thái tử rằng: “thưa Thái tử, trong sự tu phước có hai thứ, một là tu phước hữu lậu và hai là tu phước vô lậu, song phước hữu lậu dù có lớn lao đến đâu cũng chỉ ở cõi nhân gian, không thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Còn phước vô lậu, thì kết quả sau này ở ngoài ba cõi bốn dòng, đời đời kiếp kiếp phiêu diêu tự tại. Bởi vậy, Thái tử hãy vì chúng sinh mà cầu “Nhất Thiết Trí”, đem công đức ấy hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì phước báu mới là vô cùng vô tận, mà lại viên mãn tâm nguyện của người”.

Thái tử Ni Ma nghe Bảo Hải khuyên vậy, liền chắp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là:

Ba nghiệp thân

Không sát hại chúng sanh,

Không trộm cắp của người

Không tà dâm

Bốn nghiệp miệng.

Không nói láo xược

Không nói thêu dệt

Không nói hai lưỡi

Không nói độc dữ thô tục

Và ba nghiệp ý

Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục

Không hờn giận oán cừu

Không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh của tôi, mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai, mà Ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy.

Tôi xin tiếp tục tu đạo Bồ Tát, làm việc Phật sự, khuyên bảo chúng sinh, mang lại lợi ích cho chúng sinh để mau chóng hoàn thành những hạnh nguyện tôi đã thề. Đến chừng nào Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà độ hóa chúng sinh.

Phật Bảo Tạng khi nghe những lời của Thái tử Ni Ma thệ nguyện, bèn thọ ký rằng: “Lòng của người muốn một thế giới rộng lớn trang nghiêm, qua đời vị lai, trải qua hằng hà sa kiếp, người sẽ có được tâm nguyện ấy. Người có tâm nguyện lớn như vậy, nên ta đặt hiệu cho người là “Đắc Đại Thế”, nghĩa là Đại Thế Chí Bồ Tát. Sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập niết bàn, người được bổ làm Phật, mang hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà độ hóa mọi chúng sinh”.

Thái tử Ni Ma nghe xong, liền thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu tâm nguyện của tôi được thành, tôi xin kính ngài hãy làm cho thế gian đều vang động và ở giữa hư không hãy xuất hiện hoa thơm, và cầu cho đức Phật mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy nữa”.

Thái tử Ni Ma vừa dứt lời, cúi lạy Phật, thì cả thế giới thập phương, vạn vật đều rung chuyển tạo ra tiếng vang rền khắp, giữa hư không bỗng có đủ loài hoa thơm đẹp rơi xuống như mưa. Đức Phật thập phương đều thọ kỳ rằng: “tại cõi Tán đề lam, có đệ tử của Phật Bảo Tạng tên là Ni Ma, thái tử vua Vô Chánh Niệm, phát tâm cúng dường Phật và chúng sinh tròn 3 tháng, đem công đức ấy hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm. Sau này, trải qua hằng hà sa kiếp được đắc đạo thành Phật”.

Thái tử Ni Ma sau khi được thọ ký, lòng ngập tràn niềm vui. Về sau, Thái tử Ni Ma lâm chung rồi đầu thai sang kiếp khác, kiếp nào cũng giữ tâm nguyện, quyết chí tu hành, mở mang trí tuệ cho chúng sinh và làm những việc hữu ích, dìu dắt chúng sinh ra khỏi bể khổ luân hồi.

Bồ Tát Đại Thế Chí – Phật bản mệnh tuổi Ngọ có những hạnh nguyện gì

Ở nhiều ngôi chùa thờ 3 vị Phật; Phật A Di Đà chính giữa, Quán Thế Âm bên tả và Đại Thế Chí bên hữu. Chính Bồ Tát Đại Thế Chí biểu tượng cho ánh sáng của trí tuệ biến chiếu khắp các cõi tối tăm. Ngài là Phật bản mệnh tuổi Ngọ.

Theo như kinh Bi Hoa phẩm Bồ Tát Thọ Ký chép thì, lúc chưa xuất gia Ngài là con trai thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Vua cha tin Phật và thường cúng dường Phật cùng chư Tăng, do nhân duyên đó Ngài thường gần gũi đức Phật Bảo Tạng và phát nguyện xuất gia tu hành và đắc đạo hiệu là Đại Thế Chí.

Nhờ trí huệ tuyệt vời, ngài tu theo pháp môn niệm Phật tam muội mà thành chánh giác cứu độ muôn loài. Ngài cũng dùng ánh sáng trí giác tu chứng soi sáng tâm địa cho chúng sanh trong các cõi tối tăm được giải thoát.

Hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí hiện thân là tướng người cư sỹ, nơi cổ có đeo chuỗi ngọc anh lạc và trên tay cầm một hoa sen màu xanh, tượng trưng cho sự thanh tịnh. Có ý rằng nhờ trí tuệ sáng suốt mà dứt sạch được mọi phiền não mê lầm nơi tự thân và đưa tay cứu với chúng sanh ra khỏi mê lầm tội lỗi.

Trí tuệ là thanh gươm tinh nhuệ cắt đứt mọi ràng buộc, vướng mắc trong cõi trần ai mà đức Đại Thế Chí đã đạt được trải qua nhiều kiếp tu hành tích lũy biết bao công phu.

Phương châm thường dùng trong Phật giáo là Bi-Trí-Dũng, tức là từ bi, trí tuệ và dũng mãnh cũng trong cùng một ý này.

PHẬT A ĐI ĐÀ – PHẬT BẢN MỆNH TUỔI TUẤT – HỢI

Phật A Di Đà, tên tiếng Phạn là Amita Buddha, tên tiếng Tạng là Dpag tumed Dpagyas, dịch nghĩa là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương Tây.

Phật bản mệnh gồm có 8 vị Phật và Bồ Tát, còn được gọi là Phật độ mạng hay Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và Ngũ hành tương sinh tương khắc là đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp, và Phật A Di Đà chính là Phật bản mệnh tuổi Hợi. Mật tông thường gọi là 8 thần hộ thân.

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các Bản tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng dường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, chuyển hung thành cát, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc, có sức khỏe, tránh mọi bệnh tật.

Vì sao chúng ta thường niệm A Di Đà Phật

Trong kinh Phật cho rằng, Phật quang minh vô lượng, thọ danh vô lượng, nên trong Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền đều được tôn sùng, có vô số người cúng dường cầu trường thọ. Từ tục ngữ: “Nhà nhà thờ A Di Đà, hộ hộ bái Quán Thế Âm” là có thể biết được địa vị của Phật A Di Đà. Phật A Di Đà và tín ngưỡng thế giới Cực Lạc không những đi sâu vào tâm thức các tín đồ Phật giáo, còn mở rộng sang các lĩnh vực khác trong xã hội như văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán. Chính sự gần gũi này, đa số chúng ta thường thờ và niệm A Di Đà Phật.

Theo thuyết pháp trong kinh điển Vô Lượng Thọ kinh của Phật giáo Tịnh Độ tông, trước vô lượng kiếp trong quá khứ là thời đại Phật Thế Tự Tại Vương còn trụ thế. Lúc đó, vị quốc vương của nước Diệu Hỷ thường nghe Phật giảng kinh thuyết pháp. Sau khi nghe xong, không những cảm thấy hoan hỷ mà còn lý giải được sự thâm sâu của Phật pháp. Từ đó, ngài phát tâm Bồ đề vô thượng, từ bỏ vương vị, xuất gia làm tăng, pháp hiệu là Tỳ khiêu Pháp Tạng. Ngài ôm chí lớn, bái Phật Thế Tự Tại Vương làm Thượng sư, tu trì Phật pháp.

Tương truyền, ngài đến nhiều tịnh độ Phật quốc, tập hợp những điểm thù thắng, phát ra 48 đại nguyện nổi danh trong Phật giáo, trải qua nhiều kiếp nỗ lực thực hiện, đã thành tựu được thế giới Cực Lạc. Tịnh Độ tông cho rằng, chỉ cần có đủ niềm tin với Phật A Di Đà, cho dù không thực hiện được đầy đủ 48 đại nguyên vẫn có thể đạt được sự già trì của ngài. Vào thời điểm lâm chung sẽ thuận lợi chuyển thế đến cõi tịnh độ Cực Lạc.

Hình tượng của Phật A Di Đà

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng Phật A Di Đà thường là: Thân màu đỏ, đầu đội bảo quan, búi tóc, thân mặc thiên y ngũ sắc, dưới là váy lụa, mang chuỗi ngọc trên người, có đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm của Phật Báo thân (Sambogakaya), an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen, bảo tọa do 8 con khổng tước khiêng, có ý nghĩa chặt đứt mọi tham dục. Khổng tước tượng trưng cho vẻ đẹp làm rung động lòng người, đồng thời tượng trưng cho sự tham dục. Bởi vì khi thấy đồ vật đẹp, con người thường nổi lòng tham, không chịu từ bỏ.

Phật A Di Đà có màu đỏ, tay phải cầm hoa sen, tay trái cầm chuông. Cánh hoa sen sáng bóng tượng trưng pháp môn Di Đà có thể khiến tâm người tu hành ôn hòa và tĩnh lại. Đồng thời, hoa sen còn tượng trưng cho chúng sinh ở cõi luân hồi, giống như hoa sen ở trong bùn nhơ mà không cấu nhiễm hôi tanh mùi bùn, một khi được khai ngộ, chúng ta có thể thoát khỏi sự thống khổ của luân hồi. Trong tạo tượng Phật giáo, có thể thấy hình tượng chủ tôn Phật Vô Lượng Thọ có 144 Phật lớn nhỏ vây quanh. Loại hình tạo tượng này thường dùng cúng dường trong điện đường tu pháp Trường thọ.

Thế giới tịnh độ cực lạc của Phật A Di Đà

Từ trong các tác phẩm Phật giáo, có thể cảm nhận được rằng, con người luôn mong muốn hướng về thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà. Như miêu tả trong Vô Lượng Thọ kinh: Thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà là một hình cầu. Hình cầu có nghĩa là viên mãn và vô giới. Theo miêu tả trong kinh điển của Tịnh Độ tông, lầu gác bảo điện trên thế giới Cực Lạc mọc lên san sát, lấy vàng lát xuống đất, thất bảo được dùng làm hồ nước, trong hồ nước có tám công đức. Cây cối tự sinh, hoa cỏ đưa hương. Trong đại điện nằm ở giữa chính là chủ tôn A Di Đà đang ngồi, phía trước là hồ thất bảo, có hồ nước 8 công đức, xung quanh hoa cỏ xanh ngát, chim chóc hát ca, một cảnh tượng đầy đủ sung túc, vui vẻ hòa thuận. Thị giả bên cạnh Phật A Di Đà là chư vị Bồ Tát, La Hán do Quán Âm Bồ Tát và Bồ Tát Đại Thế Chí dẫn đầu, chuyên chú lắng nghe pháp âm của Phật Đà. Phật giáo gọi Phật A Di Đà cùng với hai vị Quán Âm và Đại Thế Chí thị giả là 3 vị Phật Di Đà.

Theo những miêu tả trong kinh điển có thể thấy, bất luận là hoàn cảnh sinh sống hay sở thích ăn uống ở thế giới Cực Lạc đều không có dưới nhân gian. Từ đó khiến người phàm trần tích đức hành thiện, ngày đêm hướng về cõi tịnh độ này. Lúc lâm chung sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn đến cõi tịnh độ Cực Lạc.

Nhưng xét từ lý luận Phật giáo, Niết bàn không phải là nơi mang lại sự hưởng thụ an lạc. Phật Đà dựng nên cõi tịnh độ với mục đích khiến mọi người tu học Phật tốt hơn, toàn tâm toàn ý tu trì Phật pháp, đạt đến nguyện vọng cuối cùng là thành Phật cứu độ chúng sinh. Từ đó có thể thấy, cõi tịnh độ của Phật giáo và thiên đường của các tôn giáo khác có sự bất đồng căn bản.

3 vị Phật A Di Đà là những vị nào?

Phật giáo gọi Phật A Di Đà cùng với hai vị Quán Âm và Đại Thế Chí thị giả là ba vị Phật A Di Đà. Bồ Tát thân cận của Phật A Di Đà thường thấy nhất là hai vị đại sỹ Quán Âm và Đại Thế Chí, là hai vị theo Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh trong giới cực lạc, cũng ở trong thế giới Sa Bà đại bi cứu độ tất cả chúng sinh, đồng thời phù giúp Di Đà, giúp chúng sinh có thể thanh tịnh phát nguyện vãng lai đến tịnh thổ cực lạc. Đối với người lâm chung, chư Phật cũng đến để tiếp đón dẫn dắt người đó đến miền tịnh thổ.

3 vị phật A Di Đà

Về phương vị, thường thì Quán Âm Bồ Tát ở bên trái Phật, Đại Thế Chí Bồ Tát ở bên phải Phật. Đó là vì Quán Âm Bồ Tát là người đại diện cho từ bi, tức là hạ hóa chúng sinh, còn Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho trí tuệ lớn, nghĩa là thượng cầu Phật đạo.

Hơn 100 các vị bản tôn, Bồ Tát, Hộ Pháp, tăng già, tượng trưng cho ánh sáng Phật vô hạn của Phật A Di Đà, ánh sáng đó phổ chiếu khắp nơi, có thể khiến cho chúng sinh thoát khỏi tất cả chướng ngại, có sức khỏe và trường thọ.

Phật A Di Đà có địa vị như thế nào trong Phật giáo?

Phật A Di Đà, dịch nghĩa là Phật Vô Lượng Quang hoặc Phật Vô Lượng Thọ và là giáo chủ của thế giới Tây phương Cực lạc. Trong Phật giáo đại thừa, Phật A Di Đà có vị trí đặc biệt quan trọng. Phật A Di Đà chọn Quán Âm Bồ Tát và Bồ Tát Đại Thế Chí làm hai vị thị giả. Trong thế giới cực lạc, ngài có lòng từ bi vĩ đại, giáo hóa chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh đến miền cực lạc.

Theo Vô Lượng Thọ kinh, từ rất lâu rồi, có một vị Phật Thế Tự Tại Vương xuất thế thuyết pháp, chuyển luân thánh vương khi đó phát tâm xuất gia, gọi là tỳ khiêu Pháp Tạng. Tỳ Khiêu Pháp Tạng đứng trước Phật Thế Tự Tại Vương, đề xuất tâm đạo vô thượng, đưa ra 48 tâm nguyện và thề nguyện xây dựng cảnh giới cực lạc trang nghiêm, tu tập đạo Bồ Tát và thành Phật. Ngài vốn hy vọng trong vô số đất Phật thập phương, thành tựu tịnh thổ cực lạc là điều kỳ diệu nhất, đẹp đẽ nhất, tài giỏi nhất. Vì thế Phật Thế Tự Tại Vương cung cấp cho vị tỳ khiêu này 21000000 đất Phật. Tỳ khiêu Pháp Tạng liền lấy những đất Phật này làm tư liệu, chọn lựa nơi đẹp đẽ nhất trong số những đất Phật đó, xây dựng tịnh thổ của mình. Tỳ khiêu Pháp Tạng bắt đầu thực hiện ý nguyện đó, tu học Lục Ba La Mật, cuối cùng viên mãn thành Phật, được gọi là Phật A Di Đà.

Sau khi Phật A Di Đà thành Phật, bất cứ ai, chỉ cần có tâm nguyện tu hành, niệm Phật, nhất định sẽ có sự chỉ đạo của Phật A Di Đà, vãng sinh đến miền cực lạc chân, thiện, mỹ, thánh.

ĐẠI NHẬT NHƯ LAI – PHẬT BẢN MỆNH TUỔI THÂN – MÙI

Đại Nhật Như Lai, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng. Kinh điển căn bản là Đại Nhật kinh sớ. Cho dù trong Kim cương giới hay Thai tạng giới của Đông Mật hoặc trong Sự bộ, Hành bộ của Tạng Mật, ngài đều có địa vị hiển hách. Trong Tứ bộ Mật tục của Phật giáo Tạng truyền, thuộc về bộ Như Lai trong Hành bộ và Tục bộ.

Trong văn hóa Việt, Đại Nhật Như Lai là Phật bản mệnh của người tuổi Mùi và tuổi Thân.

Hình tượng của Đại Nhật Như Lai

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là : Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương. Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Xung quanh pháp tòa thường là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh của Phật cảnh, hiện rõ các vật báu. Có khi, Đại Nhật Như Lai xuất hiện dưới hình tượng của chủ tôn Phật Ngũ phương: Ở giữa là Đại Nhật Như lai, 4 mặt 2 tay, đầu đội bảo quan, thân khoác thiên y, trang sức trên người là những chuỗi ngọc quý, có đầy đủ 8 loại châu báu, 13 loại trang nghiêm, tư thế khoan thai ngồi trên tòa nguyệt luân hoa sen. Hoa sen và nguyệt luân tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ là vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem các nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện. Đại Nhật Như Lai 4 mặt đều là màu trắng, tượng trưng không cấu nhiễm bụi trần. 4 mặt mang ý nghĩa là Phật hướng về 4 phương diễn giảng Phật pháp. Hai tay kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân đặt ở giữa rốn, ý nghĩa diễn thuyết Phật pháp không ngừng nghỉ. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục. Các ngài đều trang sức những loại trân bảo và 13 loại trang nghiêm hoàn chỉnh, an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen.

Đại nhật như lai. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục

“Pháp luân” (tên tiếng Phạn Dharmacakra) mang ý nghĩa biểu tượng đặc trưng trong Phật pháp. Phật giáo lấy pháp luân ví với Phật pháp có 3 tầng hàm ý: Một là phá trừ cái ác, ngụ ý Phật pháp không ngừng nghỉ, phá trừ nghiệp ác của Thân, Khẩu, Ý; hai là xoay tròn, ngụ ý Phật pháp được lưu truyền rộng rãi, như bánh xe quay mãi không dừng; ba là viên mãn, ngụ ý Phật pháp viên mãn không có bất cứ sự thiếu khuyết, mà tròn trịa như bánh xe. Những kinh pháp Phật đà tuyên giảng trong suốt cuộc đời được chia thành 3 thời đoạn, được gọi là “Tam chuyển pháp luân”.

Trong Tạng Mật, Mạn đà la Kim cương giới và Mạn đà la Thai tạng giới đều lấy Đại Nhật Như Lai là chủ tôn. Tuy nhiên, hình tượng và tư thế của Đại Nhật Như Lai trong hai Mạn đà la này có những điểm khác nhau. Đại Nhật Như Lai của Kim cương giới ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, tóc dài, đầu đội bảo quan Ngũ trí, nửa thân trên trang trí vòng cổ tay, vòng cánh tay, chuỗi ngọc, tay kết ấn Trí quyền, tức ngón trỏ tay trái duỗi thẳng, bàn tay phải nắm lại, toàn thân màu trắng. Đại Nhật Như Lai của Thai tạng giới cũng ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, nhưng búi tóc, áo quấn quanh thân, tay kết ấn Pháp giới định, tức tay trái ở dưới, tay phải ở trên, 2 ngón tay cái chạm vào nhau, toàn thân màu vàng (hoặc màu trắng).

Mật tông trong Phật giáo Tạng truyền được phân thành Tứ bộ bao gồm: Sự bộ, Hành bộ, Du già bộ, Vô thượng Du già bộ. Sự bộ tương đối trọng về tu trì bề ngoài, như yêu cầu về sự thanh khiết, hoàn cảnh của cúng dường, pháp khí, tự thân. Hành bộ là trong ngoài đều giống nhau, có nghĩa là luôn chú trọng tính bình đẳng đối với yêu cầu bề ngoài và tu trì trong nội tâm. Du già bộ chỉ xem trọng tu luyện nội tâm, ít yêu cầu về hoàn cảnh bên ngoài. Đến Vô thượng Du già bộ, hoàn toàn chú trọng việc tu trì nội tâm, không để ý đến hoàn cảnh bề ngoài.

Hiện nay, truyền thừa của bản tôn Mật tục trong Hành bộ tương đối hiếm thấy, tiêu biểu nhất là Đại Nhật Như Lai. Nghi thức tu trì của Đại Nhật Như Lai tương đối phức tạp, trong đàn thành có 117 vị Phật, có vô vàn chú ngữ và thủ ấn, biến hóa khôn lường. Các chùa viện ở Tây Tạng khi thực hiện hoàn chỉnh một lần nghi lễ tu pháp của Đại Nhật Như Lai, ít nhất cần khoảng 5-8 tiếng. Cũng có thể do tu trì Bản tôn Đại Nhật Như Lai có yêu cầu tương đối nhiều, độ khó cao, thủ ấn phức tạp nên ít được truyền thừa.

BẤT ĐỘNG MINH VƯƠNG – PHẬT BẢN MỆNH TUỔI DẬU

Bất Động Minh Vương là một trong tám Phật bản mệnh, ngài là Phật bản mệnh tuổi Dậu.

Đối với những người sinh năm Dậu được sự hộ mệnh của vị đại phật này thì luôn gặp được may mắn trong cuộc sống, mọi việc thuận lợi như ý muốn, cả đời gặp bình an. Đeo vòng Phật bản mệnh Bất Động Minh Vương sẽ giúp những người sinh năm này phân biệt được phải trái trên đường đời để có thể phát huy các thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình.

Phật Bất động Minh Vương là vị Phật hộ trì căn mạng của chúng sinh, Ngài là đại biểu cho hơi thở sinh mạng, diệt trừ cái ác, bệnh dịch, đại nạn cho mọi người. Nhất là người sinh năm Dậu, những con người cần mẫn, chăm chỉ. Đức Phật Bất Động Minh Vương hộ mệnh, bảo trợ sẽ giúp họ biết được con đường nào đúng sai và cơ hội đến, dùng trí tuệ của mình để thích ứng với cuộc sống, đem đến thành công, gia đạo cát tường.

Người sinh năm Dậu có Phật độ mệnh là Bất Động Minh Vương – Bất Động Tôn Bồ Tát, tượng trưng cho lý trí, trí tuệ. Ngài sẽ thầm lặng đi theo bảo vệ, giúp cho người tuổi Dậu trên đường đời phân biệt phải trái đúng sai, nắm bắt cơ hội đến với mình, sử dụng trí tuệ để ứng phó với khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, có được sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc.

Những người sinh năm Dậu coi Bất Động Minh Vương là phật bản mệnh sẽ có được sự bảo vệ của ngài, một đời được thuận lợi, bình an như ý.

Ngoài các Phật hiện có sẵn tại Ruby Stone, chúng tôi có nhận gia công theo yêu cầu của Quý khách hàng.

Trải nghiệm mua sắm khác biệt tại Showroom

Quyền lợi đặc biệt khi mua hàng tại RUBY STONE:

Địa chỉ hệ thống cửa hàng RUBY STONE:

  • Cơ sở 1: 70 Nhất Chi Mai, phường 13, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0944 240 793
  • Cơ sở 2: 153 An Bình, phường 6, quận 5, tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0334 513 975

Thông tin sản phẩm
Giới tính Nam , Nữ , Unisex
Kiểm định sản phẩm Đã kiểm định (Sản phẩm giao kèm giấy kiểm định chất lượng)
Phân loại Đá quý Ngọc Cẩm thạch. Xuất xứ: Burma - Myanmar (Miến Điện)
Màu đá chủ Đen huyền
Hình dạng đá chủ 1 mặt , Máy CNC , Tượng điêu khắc - nguyên khối
Kim loại Vàng 18k (Au610 - 6,1 tuổi)
Phù hợp với người mệnh Tất cả các mệnh

0944 240 793 Facebook