BÁT QUÁI NGỌC BÍCH – HỘI TỤ NĂNG LƯỢNG, HOÁ GIẢI SÁT KHÍ
Bát quái là một loại pháp khí trong phong thủy có thể hội tụ năng lượng của vũ trụ để bảo vệ, khắc phục, hoặc hóa giải cho các ngôi nhà có hướng xấu.
Bát quái đeo trên người có thể giúp điều tiết khí trường và từ trường khiến tâm trạng bình tĩnh, thoải mái, điều tiết sự cân bằng của cơ thể, dần dần phục hồi sức khỏe khi bị những căn bệnh mãn tính,
Những người có năm xui tháng hạn, làm ăn luôn gặp phải điều xui xẻo, vạ lây, hao tiền tốn của cũng nên bát quái để hoá giải vận hạn!
Ngọc bích là viên đá của sức khoẻ, tâm linh huyền bí, xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn mà khoa học cũng chưa phát hiện hết được . Các pháp sư tin rằng chúng có sức mạnh tiên tri, khả năng đoán biết trước được tương lai.Bảo vệ người đeo khỏi những lời nói gở, không may, là chất dẫn tâm linh vô cùng hiệu quả chính vì thế mà các chư phật đều được tạc từ ngọc bích cho đến các pháp khí . Khi tạc các pháp khí bằng ngọc bích thì yếu tố năng lượng sẽ tăng gấp bội phần.
Bát quái (chữ Hán: 八卦, bính âm: Bagua; Wade-Giles: pakua; Peh-oe-ji: pat-Koa, nghĩa là “tám biểu tượng”) là 8 quẻ
được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau.
Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương.
Đồ hình bát quái là hình ảnh sắp xếp các quẻ bát quái thành một vòng tròn theo một trật tự nhất định.
Đồ hình bát quái này được chia làm tám cung đại diện cho tám lĩnh vực trong cuộc sống lần lượt là Quan Lộc, Tình Duyên, Gia Đạo,Tài Lộc, Quý Nhân, Tử Tức, Học Thức và Danh Vọng.
Bát quái đồ chính là vòng tròn của các quẻ bát quái được xếp theo thứ tự. Và trong bát quái những hình vẽ đều mang những đặc trưng cũng như tên gọi riêng cho hiện tượng thiên nhiên. Ví dụ như:
* Quẻ Kiền (ba nét liền) tượng trưng cho trời.
* Quẻ Khôn trong bát quái (nét đứt) tượng trưng cho đất.
* Quẻ Chấn (hai nét đứt trên một nét liền) tượng trưng cho sấm.
* Quẻ Tốn (hai nét liền trên một nét đứt) tượng trưng cho gió.
* Quẻ Khảm (một nét liền giữa hai nét đứt) tượng trưng cho nước.
* Quẻ Ly trong bát quái (một nét đứt giữa hai nét liền) tượng trưng cho lửa.
* Quẻ Cấn (một nét liền trên hai nét đứt) tượng trưng cho cho núi.
* Quẻ Đoài (một nét đứt trên hai nét liền) tượng trưng cho ao đầm.
Từ 8 hình vẽ này lại phối hợp thành 64 quẻ. Nó tượng trưng cho các hiện tượng trong thiên nhiên và đời sống của con người.
Thuyết âm dương ngũ hành ở Trung Quốc xưa có một địa vị quan trọng trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Thuyết này cho rằng trước khi hình thành trời và đất, vũ trụ là một dải khí mênh mông chưa phân tác gọi là Thái cực. Thái cực biến hóa thì sinh ra Âm và Dương. Sau khi có Âm và Dương rồi mới sinh ra trời và đất.
Khi trời đất được sinh ra thì trời và đất biến hóa sinh ra năm loại vật chất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm loại vật chất này biến hóa sinh ra trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, ao đầm. Đó chính là Bát quái mà chúng ta đang tìm hiểu.
Bát quái chồng lên nhau thành 64 quẻ, tiếp tục phối hợp lại thành 384 hào, có thể bao quát vạn vật, dung nạp tất cả các hiện tượng trong đó. Trong đó hai quẻ Kiền và Khôn lại được coi là quan trọng nhất, vì đó là căn nguyên của vạn vật, vạn sự trong thế gian.
Bát quái sinh ra từ đâu? Chính sự tương tác không ngừng giữa âm và dương đã sinh ra bát quái.
Hình vẽ bát quái: Dương (nam) biểu thị bằng nét (hào) liền, âm (nữ) biểu thị bằng nét đứt.
Hình vẽ bát quái: Dương (nam) biểu thị bằng nét (hào) liền, âm (nữ) biểu thị bằng nét đứt.
Dương và âm mỗi loại sinh được hai “con”. Từ mỗi “con” tương ứng, sẽ thấy hào dưới cùng (thường gọi là hào đầu) tương ứng với hào dương “cha” hay hào âm “mẹ”.
Hào âm và dương vẽ lên trên sẽ sinh ra bốn cặp khác nhau (là tố hợp của hai hào, tiếng Trung Quốc là “tứ tượng”).
Tiếp theo, mỗi tượng lại sinh ra hai “quái”, với hai hào dưới cùng giống y đúc cha hoặc mẹ. Và có hào âm và hào dương vẽ thêm trên cùng phân biệt các quái với “anh, chị em” của nó.
Bát quái đại diện cho số lượng tối đa của các khả năng kết hợp âm dương thành các tổ hợp gồm ba “hào”. Nếu tiếp tục kết hợp các quái theo cách tương tự, bạn sẽ được 64 quẻ của Kinh Dịch.
Nguyên lý bát quái trận
Người phương đông cổ đại quan sát khí chuyển động qua các chu trình âm, dương. Đã bắt tay vào nghiên cứu các khuôn mẫu của sự chuyển động, biến hóa, tiến hóa. Thông qua các yếu tố tự nhiên được xem là quan trọng hơn nhiều so với việc nghiên cứu bàn thân từng yếu tố tách biệt.
Trong thực tế, toàn bộ thiên nhiên được coi là mạng lưới các sự kiện liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Các sự kiện, ngũ hành, khuôn mẫu được đặt tương xứng với nhau và có quan hệ chặt chẽ tương quan đối xứng với nhau trong mọi tình huống có thể xảy ra trong thế giới tự nhiên và con người. Mô hình ấy được gọi là nguyên lý bát quái.
Như vậy, Bát quái chính là nền móng cơ bản hình thành nên 64 quẻ của kinh dịch. Bát quái là các biểu tượng tượng trưng cho sự chuyển hóa của ngũ hành trong mọi tình huống có thể xảy ra trong thế giới tự nhiên và con người.
Trải nghiệm mua sắm khác biệt tại ShowroomQuyền lợi đặc biệt khi mua hàng tại RUBY STONE:
Cửa hàng RUBY STONE: