Phật A Di Đà, tên tiếng Phạn là Amita Buddha, tên tiếng Tạng là Dpag tumed Dpagyas, dịch nghĩa là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương Tây.
Phật bản mệnh gồm có 8 vị Phật và Bồ Tát, còn được gọi là Phật độ mạng hay Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và Ngũ hành tương sinh tương khắc là đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp, và Phật A Di Đà chính là Phật bản mệnh tuổi Hợi. Mật tông thường gọi là 8 thần hộ thân.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các Bản tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng dường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, chuyển hung thành cát, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc, có sức khỏe, tránh mọi bệnh tật.
Bảo hành và hậu mãi tại Ruby Stone:
- Giá trị sản phẩm đi đôi với chất lượng
- Mỗi sản phẩm được hoàn thiện tỉ mỉ – thủ công 100%, mang nét phong cách thiết kế riêng
- Hình ảnh được chụp thực tế bởi điện thoại và dưới ánh đèn LED, không qua bất cứ chỉnh sửa nào
- Tư vấn nhiệt tình và tận tâm 24/7
- Chính sách hỗ trợ Quý khách hàng trọn đời và miễn phí (đánh bóng – làm mới sản phẩm, bảo hành dây tết vải, dây cước, đo quang phổ tuổi vàng, gắn lại hạt tấm vv.)
Vì sao chúng ta thường niệm A Di Đà Phật
Trong kinh Phật cho rằng, Phật quang minh vô lượng, thọ danh vô lượng, nên trong Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền đều được tôn sùng, có vô số người cúng dường cầu trường thọ. Từ tục ngữ: “Nhà nhà thờ A Di Đà, hộ hộ bái Quán Thế Âm” là có thể biết được địa vị của Phật A Di Đà. Phật A Di Đà và tín ngưỡng thế giới Cực Lạc không những đi sâu vào tâm thức các tín đồ Phật giáo, còn mở rộng sang các lĩnh vực khác trong xã hội như văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán. Chính sự gần gũi này, đa số chúng ta thường thờ và niệm A Di Đà Phật.
Theo thuyết pháp trong kinh điển Vô Lượng Thọ kinh của Phật giáo Tịnh Độ tông, trước vô lượng kiếp trong quá khứ là thời đại Phật Thế Tự Tại Vương còn trụ thế. Lúc đó, vị quốc vương của nước Diệu Hỷ thường nghe Phật giảng kinh thuyết pháp. Sau khi nghe xong, không những cảm thấy hoan hỷ mà còn lý giải được sự thâm sâu của Phật pháp. Từ đó, ngài phát tâm Bồ đề vô thượng, từ bỏ vương vị, xuất gia làm tăng, pháp hiệu là Tỳ khiêu Pháp Tạng. Ngài ôm chí lớn, bái Phật Thế Tự Tại Vương làm Thượng sư, tu trì Phật pháp.
Tương truyền, ngài đến nhiều tịnh độ Phật quốc, tập hợp những điểm thù thắng, phát ra 48 đại nguyện nổi danh trong Phật giáo, trải qua nhiều kiếp nỗ lực thực hiện, đã thành tựu được thế giới Cực Lạc. Tịnh Độ tông cho rằng, chỉ cần có đủ niềm tin với Phật A Di Đà, cho dù không thực hiện được đầy đủ 48 đại nguyên vẫn có thể đạt được sự già trì của ngài. Vào thời điểm lâm chung sẽ thuận lợi chuyển thế đến cõi tịnh độ Cực Lạc.
Hình tượng của Phật A Di Đà
Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng Phật A Di Đà thường là: Thân màu đỏ, đầu đội bảo quan, búi tóc, thân mặc thiên y ngũ sắc, dưới là váy lụa, mang chuỗi ngọc trên người, có đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm của Phật Báo thân (Sambogakaya), an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen, bảo tọa do 8 con khổng tước khiêng, có ý nghĩa chặt đứt mọi tham dục. Khổng tước tượng trưng cho vẻ đẹp làm rung động lòng người, đồng thời tượng trưng cho sự tham dục. Bởi vì khi thấy đồ vật đẹp, con người thường nổi lòng tham, không chịu từ bỏ.
Phật A Di Đà có màu đỏ, tay phải cầm hoa sen, tay trái cầm chuông. Cánh hoa sen sáng bóng tượng trưng pháp môn Di Đà có thể khiến tâm người tu hành ôn hòa và tĩnh lại. Đồng thời, hoa sen còn tượng trưng cho chúng sinh ở cõi luân hồi, giống như hoa sen ở trong bùn nhơ mà không cấu nhiễm hôi tanh mùi bùn, một khi được khai ngộ, chúng ta có thể thoát khỏi sự thống khổ của luân hồi. Trong tạo tượng Phật giáo, có thể thấy hình tượng chủ tôn Phật Vô Lượng Thọ có 144 Phật lớn nhỏ vây quanh. Loại hình tạo tượng này thường dùng cúng dường trong điện đường tu pháp Trường thọ.
Thế giới tịnh độ cực lạc của Phật A Di Đà
Từ trong các tác phẩm Phật giáo, có thể cảm nhận được rằng, con người luôn mong muốn hướng về thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà. Như miêu tả trong Vô Lượng Thọ kinh: Thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà là một hình cầu. Hình cầu có nghĩa là viên mãn và vô giới. Theo miêu tả trong kinh điển của Tịnh Độ tông, lầu gác bảo điện trên thế giới Cực Lạc mọc lên san sát, lấy vàng lát xuống đất, thất bảo được dùng làm hồ nước, trong hồ nước có tám công đức. Cây cối tự sinh, hoa cỏ đưa hương. Trong đại điện nằm ở giữa chính là chủ tôn A Di Đà đang ngồi, phía trước là hồ thất bảo, có hồ nước 8 công đức, xung quanh hoa cỏ xanh ngát, chim chóc hát ca, một cảnh tượng đầy đủ sung túc, vui vẻ hòa thuận. Thị giả bên cạnh Phật A Di Đà là chư vị Bồ Tát, La Hán do Quán Âm Bồ Tát và Bồ Tát Đại Thế Chí dẫn đầu, chuyên chú lắng nghe pháp âm của Phật Đà. Phật giáo gọi Phật A Di Đà cùng với hai vị Quán Âm và Đại Thế Chí thị giả là 3 vị Phật Di Đà.
Theo những miêu tả trong kinh điển có thể thấy, bất luận là hoàn cảnh sinh sống hay sở thích ăn uống ở thế giới Cực Lạc đều không có dưới nhân gian. Từ đó khiến người phàm trần tích đức hành thiện, ngày đêm hướng về cõi tịnh độ này. Lúc lâm chung sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn đến cõi tịnh độ Cực Lạc.
Nhưng xét từ lý luận Phật giáo, Niết bàn không phải là nơi mang lại sự hưởng thụ an lạc. Phật Đà dựng nên cõi tịnh độ với mục đích khiến mọi người tu học Phật tốt hơn, toàn tâm toàn ý tu trì Phật pháp, đạt đến nguyện vọng cuối cùng là thành Phật cứu độ chúng sinh. Từ đó có thể thấy, cõi tịnh độ của Phật giáo và thiên đường của các tôn giáo khác có sự bất đồng căn bản.
3 vị Phật A Di Đà là những vị nào?
Phật giáo gọi Phật A Di Đà cùng với hai vị Quán Âm và Đại Thế Chí thị giả là ba vị Phật A Di Đà. Bồ Tát thân cận của Phật A Di Đà thường thấy nhất là hai vị đại sỹ Quán Âm và Đại Thế Chí, là hai vị theo Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh trong giới cực lạc, cũng ở trong thế giới Sa Bà đại bi cứu độ tất cả chúng sinh, đồng thời phù giúp Di Đà, giúp chúng sinh có thể thanh tịnh phát nguyện vãng lai đến tịnh thổ cực lạc. Đối với người lâm chung, chư Phật cũng đến để tiếp đón dẫn dắt người đó đến miền tịnh thổ.
3 vị phật A Di Đà
Về phương vị, thường thì Quán Âm Bồ Tát ở bên trái Phật, Đại Thế Chí Bồ Tát ở bên phải Phật. Đó là vì Quán Âm Bồ Tát là người đại diện cho từ bi, tức là hạ hóa chúng sinh, còn Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho trí tuệ lớn, nghĩa là thượng cầu Phật đạo.
Hơn 100 các vị bản tôn, Bồ Tát, Hộ Pháp, tăng già, tượng trưng cho ánh sáng Phật vô hạn của Phật A Di Đà, ánh sáng đó phổ chiếu khắp nơi, có thể khiến cho chúng sinh thoát khỏi tất cả chướng ngại, có sức khỏe và trường thọ.
Phật A Di Đà có địa vị như thế nào trong Phật giáo?
Phật A Di Đà, dịch nghĩa là Phật Vô Lượng Quang hoặc Phật Vô Lượng Thọ và là giáo chủ của thế giới Tây phương Cực lạc. Trong Phật giáo đại thừa, Phật A Di Đà có vị trí đặc biệt quan trọng. Phật A Di Đà chọn Quán Âm Bồ Tát và Bồ Tát Đại Thế Chí làm hai vị thị giả. Trong thế giới cực lạc, ngài có lòng từ bi vĩ đại, giáo hóa chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh đến miền cực lạc.
Theo Vô Lượng Thọ kinh, từ rất lâu rồi, có một vị Phật Thế Tự Tại Vương xuất thế thuyết pháp, chuyển luân thánh vương khi đó phát tâm xuất gia, gọi là tỳ khiêu Pháp Tạng. Tỳ Khiêu Pháp Tạng đứng trước Phật Thế Tự Tại Vương, đề xuất tâm đạo vô thượng, đưa ra 48 tâm nguyện và thề nguyện xây dựng cảnh giới cực lạc trang nghiêm, tu tập đạo Bồ Tát và thành Phật. Ngài vốn hy vọng trong vô số đất Phật thập phương, thành tựu tịnh thổ cực lạc là điều kỳ diệu nhất, đẹp đẽ nhất, tài giỏi nhất. Vì thế Phật Thế Tự Tại Vương cung cấp cho vị tỳ khiêu này 21000000 đất Phật. Tỳ khiêu Pháp Tạng liền lấy những đất Phật này làm tư liệu, chọn lựa nơi đẹp đẽ nhất trong số những đất Phật đó, xây dựng tịnh thổ của mình. Tỳ khiêu Pháp Tạng bắt đầu thực hiện ý nguyện đó, tu học Lục Ba La Mật, cuối cùng viên mãn thành Phật, được gọi là Phật A Di Đà.
Sau khi Phật A Di Đà thành Phật, bất cứ ai, chỉ cần có tâm nguyện tu hành, niệm Phật, nhất định sẽ có sự chỉ đạo của Phật A Di Đà, vãng sinh đến miền cực lạc chân, thiện, mỹ, thánh.
Trải nghiệm mua sắm khác biệt tại ShowroomQuyền lợi đặc biệt khi mua hàng tại RUBY STONE:
Cửa hàng RUBY STONE: