Mặt dây chữ Vạn ngọc bích Canada

Mã sản phẩm: RB44195

2,990,000 

Vui lòng liên hệ 0944 240 793 để được tư vấn miễn phí.

Chữ Vạn tượng trưng cho sự may mắn, đại diện cho vũ trụ, hệ mặt trời là nơi phát sinh nguồn sống vô tận và vĩnh cửu. Hình ảnh chữ Vạn cũng xuất hiện trong chùa chiền, các nghi lễ tôn giáo.

Chữ Vạn (卍) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng”.

Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư. Đây là biểu tượng của sự may mắn và lần xuất hiện đầu tiên là vào những năm trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng.

Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar. Trong Phật giáo, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ Vạn là biểu tượng, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được, tuy rằng có một số nhà nghiên cứu Phật học vẫn tranh luận nhau về hướng xoay của biểu tượng này.

Bảo hành và hậu mãi tại Ruby Stone:

  • Giá trị sản phẩm đi đôi với chất lượng
  • Mỗi sản phẩm được hoàn thiện tỉ mỉ – thủ công 100%, mang nét phong cách thiết kế riêng
  • Hình ảnh được chụp thực tế bởi điện thoại và dưới ánh đèn LED, không qua bất cứ chỉnh sửa nào
  • Tư vấn nhiệt tình và tận tâm 24/7
  • Chính sách hỗ trợ Quý khách hàng trọn đời và miễn phí (đánh bóng – làm mới sản phẩm, bảo hành dây tết vải, dây cước, đo quang phổ tuổi vàng, gắn lại hạt tấm vv.)

Từ chữ Vạn tượng trưng cho chân lý…

Như đã nói ở trên chữ Vạn là biểu tượng, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều câu chuyện liên quan đến hướng xoay của chữ Vạn. Người ta kể lại dưới thời Pháp thuộc, năm 1941, một viên công sứ Pháp, đi từ Phủ Doãn lên đàn Nam Giao, khi ngang qua chùa Từ Đàm – Huế, thấy các hình trang trí chữ Vạn xung quanh tường rào được trang trí nằm trong không gian có thể trông từ hai phía, ông ta đã nổi giận và bắt vị trụ trì chùa phải xây phông ở phía sau để chỉ được nhìn về phía mặt chữ Vạn của Phật giáo.

Cũng liên quan tới câu chuyện chữ Vạn ở chùa Từ Đàm, người khác lại kể rằng sau khi bị nhà cầm quyền Pháp cho rằng đây là hình chữ của Đức quốc xã nên phải xoay đổi hướng. Ai dè đổi xong thì vào trong chùa ngó ra lại thấy chữ Vạn quay về phía cũ như trước.

Tại chùa Linh Sơn thành phố Đà Lạt, nếu Phật tử đi từ ngoài đường phố vào viếng chùa, thì sẽ nhìn thấy hình ảnh chữ Vạn thế này: 卐. Nhưng nếu sau khi vào trong chánh điện lễ Phật xong lúc trở ra đi về mà nhìn lên thì sẽ thấy hình ảnh chữ Vạn bị xoay ngược lại:卍.

Như thế hình chữ Vạn quay theo chiều ngược kim đồng hồ hay quay cùng chiều kim đồng hồ thì đó chỉ là hai cái nhìn khi đứng ở hai vị trí trước mặt hay sau lưng của cùng một chữ Vạn mà thôi. Và điều này xuất phát từ ý nghĩa thâm sâu trong Phật giáo.

Tác giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao trong bài viết “Ý nghĩa chữ vạn trong Phật giáo” đăng tải trên trang web Vườn hoa Phật giáo đã cho rằng, thực ra hay hướng xoay của chữ Vạn đều có lý lẽ riêng. Chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (卐)  là chiều quay tự nhiên của các quả địa cầu quanh mặt trời và cũng là chiều tự quay của nó.

Còn chiều quay cùng chiều kim đồng hồ (卍) tức là theo chiều tương sinh trong ngũ hành. Việc tranh cãi chiều quay của chữ Vạn của các học giả, đều căn cứ trên những nhận thức riêng của mỗi người hay mỗi nhóm người, nhưng không có cơ sở nào đủ sức thuyết phục một cách tuyệt đối, cho nên chúng ta không thể kết luận một cách khách quan bên nào hoàn toàn đúng, bên nào hoàn toàn sai, theo tác giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao.

Chỉ biết rằng chữ Vạn tượng trưng cho chân lý và chân lý này chỉ có một. Nhưng tùy theo vị trí đứng nhìn mà thấy chân lý theo kiểu này, mang hình thức này; nếu đứng ở vị trí khác nhìn chân lý thì thấy chân lý theo kiểu khác với hình thức khác. Khi chúng ta hợp lại tất cả nhận thức, hợp lại tất cả kiểu dáng của tất cả sự mô tả chân lý thì chúng ta mới có thể hiểu được chân lý một cách toàn vẹn đủ các mặt.

Trải nghiệm mua sắm khác biệt tại Showroom

Mặt dây chữ Vạn ngọc bích Canada

Quyền lợi đặc biệt khi mua hàng tại RUBY STONE:

Cửa hàng RUBY STONE:

  • Địa chỉ: 70 Nhất Chi Mai, phường 13, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0944 240 793

Messenger
Zalo
Gọi ngay
Về đầu trang