Thần Tài là ai?
Thần Tài mà chúng ta thường bắt gặp trong khi thờ cúng đó chính là một vị thần với bộ râu, mái tóc trắng bạc. Ngài ngồi trên ghế vàng và trên tay có cầm theo thỏi vàng. Ngài có khuôn mặt trong hiền lành, phúc đức.
Từ xa xưa người dân đã quan niệm rằng ông Thần Tài sẽ mang tới cho gia chủ nhiều tài lộc, thịnh vượng và sự may mắn. Những gia đình thờ ông Thần Tài đều sẽ làm ăn, buôn bán, kinh doanh thuận buồm xuôi gió, cuộc sống luôn gặp vui vẻ, tốt lành.
Hình ảnh của vị này đã in sâu vào tiềm thức tâm linh của người dân. Tuy nhiên đây lại không phải là một vị phật xuất hiện trong Phật Giáo.
Nguồn gốc của Thần Tài qua các truyền thuyết
Khi tìm hiểu về nguồn gốc của Thần Tài có rất nhiều truyền thuyết nói về vị thần này. Trong đó phổ biến nhất là Thần Tài trong truyền thuyết của Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và truyền thuyết Tây Tạng. Cụ thể như sau:
Theo truyền thuyết của Trung Quốc
Thần Tài được ghi nhận xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc và đã xuất hiện với tương đối nhiều những dị bản khác nhau. Truyền thuyết liên quan tới vị thần này đang được nhắc tới nhiều nhất đó là.
Từ thời xa xưa, một người làm nghề lái buôn sinh sống tại Trung Hoa có tên gọi là Âu Minh đã gặp được Thủy Thần khi vô tình đi qua hồ Thanh Thảo. Lúc này Thủy Thần đã giao cho ngài một người tên là Như Nguyện và ngài đã đem Như Nguyện trở về nhà và nuôi nấng. Kể từ đó công việc buôn bán kinh doanh của ông đã ngày càng trở nên thành công và rực rỡ hơn.
Một ngày tết nọ, vì không hiểu là lý do gì mà Âu Minh đã đánh Như Nguyện khiến cô sợ quá và đã chui vào bên trong đống rác, cũng biến mất từ đó. Kể từ ngày đó trở đi Âu Minh rời vào trạng thái làm ăn, buôn bán bị thua lỗ và ngày càng trở nên nghèo nàn hơn. Cũng từ đây mà người đời xem Như Nguyện là Thần Tài và họ đã lập bàn thờ để thờ cúng.
Bàn thờ Thần Tài được lập và đặt tại góc khuất của ngôi nhà. Theo như điển tích này thì vào 3 ngày tết sẽ đưa ra tục lệ kiêng quét nhà và hốt rác để không làm mất Thần Tài đang ẩn náu ở bên trong đống rác.
Theo truyền thuyết tại Việt Nam
Thần Tài xuất hiện rất lâu đời trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Ông được xem là một dạng thổ thần và có nhiệm vụ hộ mệnh cho xóm làng, cai quản khu vực đất đai và phù hộ, độ mệnh cho con người khỏe mạnh, phát tài phát lộc.
Người dân Việt khi bước đầu đi khai hoang đã gặp phải rất nhiều thử thách, khó khăn. Cũng chính từ đây đã hình thành ý niệm có các vị thần luôn theo sát. Các vị thần đó được xem như chỗ dựa tâm linh vững chắc trên con đường khai hoang, mưu sinh của người dân.
Thần đất chính là thần bảo vệ cho mùa màng, hoa màu trái cây được tươi tốt, bội thu và đồng thời cũng là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc cho mọi người.
Theo truyền thuyết tại Ấn Độ
Theo truyền thuyết tại Ấn Độ, Thần Tài có nguồn gốc từ Bổ Đại La Hán hay còn được gọi đó là Nhân Yết Đà Tôn Giá. Đây chính là một trong những thập bát La Hán. Ngài thường xuyên đi bắt rắn. Khi đi thường mang theo một túi vải to đeo trên lưng và đi vào trong rừng tìm bắt những con rắn độc. Sau đó Ngài sẽ nhổ bỏ răng độc của rắn rồi thả đi.
Do đó một số loại tượng Thần Tài được miêu tả dưới đang đứng và có cầm thêm một cái túi to. Hai tay của ngài đang hướng thẳng lên trời. Trên môi luôn nở ra nụ cười thoải mái, tươi vui chính là biểu tượng của sự thành công, may mắn, mãn nguyện.
Theo truyền thuyết tại Tây Tạng
Nguồn gốc sự ra đời của ông Thần Tài còn được ghi chép lại trong truyền thuyết của Tây Tạng. Theo Phật Giáo Tây Tạng có 5 vị Thần Tài và còn được gọi là Thần Tài Ngũ Sắc. 5 vị Thần Tài đó lần lượt sẽ gồm có Bạch Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Lam Thần Tài, Hồng Thần Tài và Hắc Thần Tài.
Hoàng Thần Tài chính là vị thần đứng đầu của chư vị Thần Linh. Ngài phụ trách cai quản tài bạch tại Phương Bắc, chủ quản bảo khổ. Ngài cũng được người dân cung dưỡng lớn nhất trong các vị Thần Tài.
Câu chuyện nguồn gốc Hoàng Thần Tài xuất phát với nhiều truyền thuyết khác nhau nhưng mọi người biết đến câu chuyện Ngài đã bảo vệ cho Đức Phật tránh khỏi sự quấy nhiễu của yêu ma.
Ngài chính là Đại Bồ Tát đã chứng 5 đạo và 10 đất. Khi Đức Phật đang giảng giáo kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tại ngọn núi Griddhakuta tại vùng đất Rajgir thuộc vào khu vực Trung Ấn thì ma quỷ xuất hiện và gây chuyện khiến cho ngọn núi thiêng đã bị sạt lở xuống.
Lúc này Hoàng Thần Tài đã thể hiện được sự dũng cảm và dùng thân thể của chính bản thân mình để bảo vệ cho Đức Phật và chúng sinh trở về bình an vô sự.
Hoàng Thần Tài sau này cũng đã được Đức Phật ủy thác cho sử dụng Phật Pháp, kết hợp cùng với thần lực của bản thân để giác ngộ cho chúng sinh đói khát, nghèo khổ để họ có thể đi theo con đường của Phật Pháp. Đồng Thời Đức Phật cũng đã giao cho Hoàng Thần Tài làm Đại Hộ Pháp để giúp bảo hộ toàn bộ những dòng truyền thừa.
Trải nghiệm mua sắm khác biệt tại ShowroomQuyền lợi đặc biệt khi mua hàng tại RUBY STONE:
Cửa hàng RUBY STONE: