fbpx

Văn thù bồ tát – Phật bản mệnh ngọc cẩm thạch tuổi Mão, KT 38mm

Mã sản phẩm: RB51374

4,500,000 

0944 240 793
Liên hệ để được tư vấn miễn phí

Trong giới Bồ Tát của Phật giáo, Bồ Tát Văn Thù là Phật bản mệnh của người tuổi Mão, có địa vị hiển hách, uy danh lẫy lừng. Tên tiếng Phạn của ngài là Manjusri, dịch âm là Văn Thù Sư Lợi.

Tương truyền, ngài xuất thân trong gia tộc Bà La Môn, được sinh ra từ sườn phải của Mẫu Thân. Khi đản sinh ngài có nhiều thụy tướng, như: Tướng mạo trang nghiêm, có đủ 32 tướng tốt, sắc thân màu vàng tím lấp lánh. Vừa mới sinh ra đã biết nói, không lâu sau ngài xuất gia trở thành thị giả của Thế Tôn.

Trong giới Bồ Tát của Phật giáo, Bồ Tát Văn Thù là Phật bản mệnh của người tuổi Mão, có địa vị hiển hách, uy danh lẫy lừng. Tên tiếng Phạn của ngài là Manjusri, dịch âm là Văn Thù Sư Lợi.

Tương truyền, ngài xuất thân trong gia tộc Bà La Môn, được sinh ra từ sườn phải của Mẫu Thân. Khi đản sinh ngài có nhiều thụy tướng, như: Tướng mạo trang nghiêm, có đủ 32 tướng tốt, sắc thân màu vàng tím lấp lánh. Vừa mới sinh ra đã biết nói, không lâu sau ngài xuất gia trở thành thị giả của Thế Tôn.

Giáo pháp của Phật Đà chủ yếu được chia thành hai dòng truyền thừa lớn: Phái Thâm Quán và phái Quảng Hành. Trong đó, phái Thâm Quán truyền thừa giáo pháp Bồ Tát Văn Thù đã kế thừa và phát dương.

Từ góc độ thành tựu, Bồ Tát Văn Thù đã sớm thành Phật. Phật hiệu của ngài là Phổ Biến Chiếu Như Lai, vì trợ duyên cho Phật Thích Ca Mâu Ni cứu độ chúng sinh ngài đã thị hiện dưới thân phận Bồ Tát. Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Văn Thù là Phật bản mệnh của người tuổi Mão.

Bồ Tát Văn Thù biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, đó là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Các bậc đại sư Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng đều lấy Bồ Tát Văn Thù làm Bản tôn tu trì. Như đại Luận sư Nguyệt Xứng và Đại sư Tông Khách Ba nổi tiếng về tư tưởng Trung quán đều coi Bồ Tát Văn Thù là Bản tôn tu trì. Phật giáo cho rằng, tu trì pháp môn của Bồ Tát Văn Thù có thể nhanh chóng đạt được sự gia trì, từ đó dễ dàng có được trí tuệ thế gian và xuất thế gian.

Ý nghĩa tên gọi & hình tượng Bồ Tát Văn Thù – Phật bản mệnh tuổi Mão

Bồ Tát Văn Thù theo cựu và theo tân dịch đều có 6 nghĩa khác nhau, như theo kinh Vô Lượng Thọ và kinh Niết Bàn dịch là “Diệu Đức”, còn kinh Vô Hành dịch là “Diệu Thủ”, kinh Quán Sát Tam Muội và kinh Đại Tịnh Pháp Môn dịch là “Phổ Thủ”, kinh A Mục Khiếp Phổ Siêu dịch là “Nhu Thủ”, kinh Vô Lượng Môn Triệt Mật và kinh Kim Cương An Lạc dịch là “Kính Thủ”. Trở lên 5 nghĩa theo cựu dịch, còn theo kinh Đại Nhựt dịch là “Diệu Kiết Tường”. Vì chữ Văn Thù hay Mạn Thù đều có nghĩa là “Diệu”, còn chữ Sư Lợi hay Thất Lợi có nghĩa là “Đức” tức có ý tốt đẹp trong nghĩa của chữ Kiết Tường.

Tóc trên đỉnh đầu ngài Bồ Tát Văn Thù kết thành 5 xoáy, biểu hiện trí tuệ sáng suốt như mặt trời chiếu sáng, tay cầm kiếm tượng trưng cho trí tuệ chiếu soi mọi chướng ngại phiền não. Bồ Tát Văn Thù ngồi trên lưng sư tử tượng trưng oai dũng, do đó chữ Văn Thù có nhiều nghĩa khác nhau và trong nhiều bộ kinh dịch theo một cách khác tuy đồng một Văn Thù. Ngài là vị Bồ Tát có trí tuệ bậc nhất, theo hầu cận như cánh tay trái của Phật tổ để duy trì ủng hộ Phật pháp.

Ý nghĩa hình tượng Bồ Tát Văn Thù ngồi trên lưng sư tử

Căn cứ vào sự luận giải của các vị cổ đức, có thể thấy rằng Bồ tát Văn Thù là đại diện cho trí tuệ siêu phàm hay trí, tuệ, tâm chứng. Trí là khả năng nhận thức các pháp, thấy được tính bình đẳng, chứng đắc thật tướng. Hơn nữa, tay cầm kiếm là tượng trưng cho trí tuệ vô cùng sắc bén.

Hình ảnh con sư tử là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Sư tử vốn là chúa sơn lâm, có sức mạnh vượt trội thống lĩnh tất cả các loài thú khác. Bởi vậy, lấy sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí huệ. Trí tuệ đó cũng là trí của Phật. Bồ Tát Văn Thù nhờ trí tuệ này nên có năng lực chuyển hóa những vô mình, phiền não, chấp ngã.

Theo như kinh Thủ Lăng Nghiêm, khi Ngài A Nan bị Ma Đăng Già, đức Phật đã sai Bồ tát Văn Thù đem thần chú đến để giải cứu. Ở đây, có thể thấy rằng tại sao đức Phật không sai các vị Bồ tát khác mà lại là Bồ Tát Văn Thù? Đơn giản là nhờ trí tuệ siêu việt của Bồ Tát Văn Thù mới có thể chuyển hóa được tất cả u mê của Ngài A Nan lúc bấy giờ.

Vị trí của Bồ Tát Văn Thù trong Phật giáo

Trong các ghi chép của kinh điển nhà Phật, Bồ Tát Văn Thù là thầy của vô số chư Phật quá khứ, đã từng dẫn dắt vô số người tu hành chứng được Phật quả. Trong Phóng bát kinh, Phật Đà cũng nói: “nay ta đắc đạo thành Phật, đều là nhờ ân đức của Bồ Tát Văn Thù! Vô số chư Phật quá khứ cũng đều là đệ tử của Văn Thù Sư Lợi, những Phật vị lai cũng nhờ vào uy lực của ngài mà đạt được, giống như những đứa trẻ trên thế gian có cha mẹ, Bồ Tát Văn Thù là cha mẹ trong đạo Phật của tất cả chúng sinh”.

Văn Thù Sư Lợi là một trong 4 vị Bồ Tát lớn, là vị Bồ Tát chỉ sau đức Phật. Bồ Tát Văn Thù được tôn lên làm “Biện tài đệ nhất”. Ngài ngồi trên con sư tử đang há miệng lớn, ngụ ý là “sư tử hống”, là sự ví von với thuyết pháp của Phật Đà.

Tịnh thổ của Bồ Tát Văn Thù – Phật bản mệnh tuổi Mão

Tinh thổ của Bồ Tát Văn Thù được ghi chép trong nhiều cuốn sách Phật giáo, trong đó có 3 đoạn tiêu biểu trong Hoa Nghiêm Kinh và Văn Thù Sư Lợi Pháp Bảo Tạng Đà La kinh như sau:

Chương thứ 12 Như Lai danh hiệu phẩm trong Hoa Nghiêm kinh ghi chép như sau: “Đi qua 10 nước Phật vô trần số thế giới ở phương Đông, có thế giới sắc Kim, Phật hiệu là Bất Động Trí. Thế giới đó có Bồ Tát Văn Thù, rồi hóa hiện toàn liên hoa tạng“.

Chương 29 Bồ Tát trụ xứ phẩm trong Hoa Nghiêm Kinh cũ nói: “Phía Đông Bắc có nơi ở của Bồ Tát, tên là Thanh Lương Sơn. Xưa kia các vị Bồ Tát thường ở đó, hiện nay có vị Bồ Tát hiệu là Văn Thù Sư Lợi cùng ở với 1000 Bồ Tát quyến thuộc, thường làm công việc thuyết pháp”.

Trong Văn Thù Sư Lợi Pháp Bảo Tạng Đà La kinh nói: “sau khi ta viên tịch, ở phía Đông Bắc của Chiêm Bộ Châu có đất nước tên là Đại Chấn Na, ở nước đó có núi tên là Ngũ Đỉnh, Văn Thù Sư Lợi đã tu hành ở đó”.

Ngày nay, Núi Ngũ Đài ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc chính là thánh địa của Bồ Tát Văn Thù. Mỗi năm có hàng trăm ngàn tăng tục từ Tây Tạng và khắp nơi trên thế giới đổ về kính lễ ngài. Thậm chí có những tín đồ kiền thành đã dành thời gian suốt mấy tháng đến mấy năm, dùng phương thức đi ba bước lạy một lạy, cho đến khi lên đến núi Ngũ Đài. Điều đó cho thấy địa vị quan trọng của ngài trong Phật giáo.

25 đại nguyện của Bồ Tát Văn Thù

Bồ Tát Văn Thù khi chưa thành đạo là thái tử thứ 3 của Vô Tránh Niệm vương, hiệu là Vương Chúng Thái tử. Được vua Vô Chánh Niệm khuyên bảo nên thái tử đã phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trong 3 tháng.

Khi đó, có quan đại thần trong triều là Bảo Hải, thấy vậy mới khuyên thái tử rằng: “nay điện hạ đã có lòng từ bi, làm phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì tất cả chúng sinh trên thế gian mà cầu đặng trí tuệ, đem công đức ấy hồi hướng về đọa Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì hơn là mong cầu những phước báu tầm thường”.

Vương Chúng Thái tử nghe vậy bèn chắp tay mà thưa với đức Phật rằng:

1. Bạch Đức Thế Tôn! Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ tát, đặng hóa đô chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.

2. Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, giữ gìn tâm Bồ đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn Lục độ.

3. Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết pháp trước tôi, và trong khi thuyết pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.

4. Tôi nguyện trong khi tu đạo Bồ tát đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra đời nào cũng tu theo đạo ấy cả.

5. Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo.  Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo.

6. Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyên hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi .

Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất: vàng, bạc, ngọc lưu li, pha lê, xà cừ, xích châu và mã não, mà xây đắp cho cao lên đến cõi Phạm Thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả.

Trong cõi ấy không có các món đất cát, buị bặm, chông gai, dơ dáy, và không có những sự cảm xúc, thô ác, và xấu xa, cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà.

Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ khôg phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cần phải ăn uống những đồ vật chất.

7. Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thanh văn và Duyên giác. Thảy đều là các bậc Bồ tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

8. Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

9. Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí; trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ tát, Thanh văn, và Duyên giác, sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài Ngạ quỉ đói khát đều dùng no đủ.  Còn phần chúng đẹp, tức là món ăn .

10. Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp Tam muội, gọi là “Bất khả tư nghị hạnh”. Có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả.  Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp các thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn.

11. Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ não, cũng không có những người phá hư giới luật.

12. Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lùng và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.  Các vì Bồ tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bông nở thì cho là ban ngày, lúc nào bông xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá và không lạnh quá.

13. Nếu có vị Bồ tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi đến cung trời Đâu suất , sau mới giáng sanh đến cõi ấy.

14. Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên hư không mà nhập diệt.

15. Trong lúc tôi nhập diệt thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm và các vị Bồ tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.

16. Thưa Đức Thế Tôn ! Tôi nguyên khi làm Bồ tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm những châu báu, những hình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của Chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả.

17. Tôi nguyện các vị Đẳng giác Bồ tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứ làm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu có vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh, thì tùy theo ý nguyện.

19. Thưa Đức Thế Tôn! Trong khi tôi tu đạo Bồ tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm mầu. Các vị Bồ tát phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát hạnh, mà đặng bự bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả .

20. Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật, và nguyện ngồi khoanh chân trên tọa Kim cang ở dưới cây Bồ đề, trong giây lát chứng thành chánh giác.

21. Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa Phật và các vị Bồ tát, nhiều như số cát sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh, giảng dạy các phép nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe pháp rồi đều phát Bồ đề tâm, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí.

22. Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hãy in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên.

23. Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi,  người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không hơn thiếu món gì. Nếu các vị Bồ tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đều thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát Bồ đề tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo pháp tự nhiên hiểu biết đặng cả, không cần phải đợi tôi giải quyết nữa .

24. Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không kể xiết. Còn các vị Bồ tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.

25. Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ tát đủ tướng mạo Tỳ Khưu, người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.

Trải nghiệm mua sắm khác biệt tại Showroom

Cửa hàng Đá Quý và Phong Thủy uy tín hàng đầu Việt Nam

Quyền lợi đặc biệt khi mua hàng tại RUBY STONE:

Cửa hàng RUBY STONE:

  • Địa chỉ: 70 Nhất Chi Mai, phường 13, quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0944 240 793

Thông tin sản phẩm
Giới tính Nam , Nữ , Unisex
Kiểm định sản phẩm Đã kiểm định (Sản phẩm giao kèm giấy kiểm định chất lượng)
Phân loại Đá quý Ngọc Cẩm thạch. Xuất xứ: Burma - Myanmar (Miến Điện)
Phù hợp với người mệnh Tất cả các mệnh

Facebook ctgemstone
Zalo 0944 240 793
Gọi ngay
Hotline 0944 240 793
Về đầu trang